Bụi mịn bao trùm đe doạ sức khoẻ người dân thủ đô Ấn Độ
Bụi mịn bao trùm đe doạ sức khoẻ người dân thủ đô Ấn Độ
Theo dõi MTĐT trên
New Delhi được coi là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với sự kết hợp độc hại từ khí thải nhà máy, phương tiện giao thông và các đám cháy nông nghiệp khiến không khí ở đây trở thành một màu xám mỗi mùa đông đến.
Trong những ngày qua, chất lượng không khí ở New Delhi ở mức rất xấu. Trước đó, chỉ số này ở mức nguy hại. Tuy nhiên, Ủy ban kiểm soát ô nhiễm trung ương (CPCB) cho biết AQI tại New Delhi trong ngày 15/11 là 228, có nghĩa là chất lượng không khí ở mức xấu.
Theo giới chuyên gia, một phần nguyên nhân dẫn tới suy giảm chất lượng không khí ở New Delhi là do tốc độ gió chậm và việc đốt rơm rạ tại các bang lân cận. Cứ vào mùa đông, không khí mát mẻ hơn, khói từ những người nông dân đốt rơm rạ, khí thải từ các phương tiện giao thông và các nguồn khác kết hợp lại tạo ra một làn khói chết người, làm giảm tầm nhìn của Lãnh thổ thủ đô quốc gia Delhi, với khoảng 20 triệu dân, theo AFP. Hoạt động sản xuất, xây dựng và lưu thông phương tiện giao thông cơ giới cũng góp phần gây ô nhiễm không khí trong thành phố.
Các chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu ở thủ đô của Ấn Độ là các loại bụi mịn PM 2.5 và PM 10. Các chuyên gia cho biết PM 2.5 có thể xâm nhập đường hô hấp, đến phổi và đi vào máu.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy gần 80% các hộ gia đình sinh sống ở New Delhi và những vùng lân cận có người mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí. Theo các báo cáo, nhiều người bị khó thở, trong đó người già và học sinh bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trước tình hình trên, cơ quan bảo vệ quyền trẻ em của Ấn Độ, Ủy ban Quốc gia bảo vệ quyền trẻ em đã khuyến nghị đóng cửa trường học cho đến khi không khí bớt ô nhiễm. Giới chức y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người mắc bệnh về đường hô hấp, giảm thiểu thời gian ở ngoài trời cho đến khi chất lượng không khí được cải thiện.
Được cảnh báo về mức độ ô nhiễm không khí cao bất thường ở Delhi, ban kiểm soát ô nhiễm liên bang Ấn Độ tối 3.11 đã cấm các xe tải chạy bằng dầu diesel chở hàng hóa không thiết yếu vào thủ đô New Delhi.
Cơ quan bảo vệ quyền trẻ em của Ấn Độ, Ủy ban Quốc gia bảo vệ quyền trẻ em đã khuyến nghị đóng cửa trường học cho đến khi không khí bớt ô nhiễm. Giới chức y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người mắc bệnh về đường hô hấp, giảm thiểu thời gian ở ngoài trời cho đến khi chất lượng không khí được cải thiện.
Giới chức thủ đô Ấn Độ trong tuần này đã tạm dừng hầu hết các công việc xây dựng và phá dỡ để hạn chế ô nhiễm bụi và kêu gọi người dân chia sẻ các chuyến đi bằng ô tô và xe máy, làm việc tại nhà khi có thể và giảm việc sử dụng than và củi tại nhà.
Thủ hiến Delhi Arvind Kejriwal viết trên Twitter rằng người dân “đang thực hiện tất cả các bước trong khả năng của họ” để giải quyết vấn đề ô nhiễm.
Các biện pháp được đưa ra sau khi Tòa án Tối cao Ấn Độ yêu cầu chính quyền trung ương khẩn cấp giải quyết ô nhiễm ở New Delhi, khi việc hít thở không khí ở đây được ví như “hút 20 điếu thuốc một ngày”.
Các bác sĩ cho biết chất lượng không khí ở mức nguy hại ảnh hưởng đến những người khỏe mạnh và tác động nghiêm trọng đến những người có bệnh nền phổi. Do đó, người dân cần sử dụng khẩu trang phòng độc N-95 hoặc P-100 khi ra ngoài. Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cần hạn chế làm các công việc nặng nhọc ngoài trời trong thời gian dài, giảm cường độ lao động, tăng thời gian nghỉ ngơi. Những người mắc bệnh hen suyễn cần thường xuyên mang theo thuốc.
New Delhi được coi là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với sự kết hợp độc hại từ khí thải nhà máy, phương tiện giao thông và các đám cháy nông nghiệp khiến không khí ở đây trở thành một màu xám mỗi mùa đông đến.
Tòa án Tối cao đã đề nghị áp đặt biện pháp ngăn chặn ô nhiễm đối với thành phố để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng chất lượng không khí. Nhiều năm qua, chính quyền New Delhi cam kết làm sạch không khí nhưng việc đốt chất thải nông nghiệp ở các bang lân cận, nguyên nhân chính gây ra mức độ ô nhiễm của thành phố vào mỗi mùa đông, vẫn diễn ra, bất chấp lệnh cấm của tòa án./.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị