Bụi Mặt Trăng độc hại hơn bạn tưởng!

Bụi Mặt Trăng độc hại hơn bạn tưởng!

MTĐT –  Thứ ba, 23/08/2022 15:06 (GMT+7)

Theo Live Science giải thích, bụi mặt trăng thực sự rất có hại cho con người.

Trong hàng ngàn năm, con người có lẽ đã nhìn lên bầu trời đêm và nghĩ về những bí ẩn sâu thẳm của Mặt Trăng. Nhiều tôn giáo khác nhau xoay quanh các vị thần Mặt Trăng đã đến và đi trong suốt lịch sử. Như ThoughtCo giải thích, đã có nhiều vị thần Mặt Trăng khác nhau trong nhiều nền văn hóa và nền văn minh khác nhau, có thể kể đến như như Hằng Nga, vị thần mặt trăng của Trung Quốc và nhiều quốc gia tại Châu Á, hay Coyolxauhqui là một vị thần Mặt Trăng của người Aztec, Artemis và Selene cũng là những nữ thần Hy Lạp gắn liền với Mặt Trăng.

Bụi Mặt Trăng độc hại hơn bạn tưởng! - Ảnh 1.

Nhưng sự tò mò về Mặt Trăng không chỉ dừng lại ở tôn giáo, vì con người cuối cùng đã quan tâm đến khoa học về nguồn gốc của Mặt Trăng cũng như ý nghĩa chính xác của vệ tinh này đối với con người và môi trường Trái Đất. Và theo đó, bụi Mặt Trăng cũng thu hút được rất nhiều sự chú ý của các nhà khoa học và những nghiên cứu hiện đại. Như New Yorker giải thích, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu các đặc tính của bụi Mặt Trăng, tới thời điểm hiện tại, chúng ta biết rằng nó bao phủ phần lớn bề mặt của Mặt Trăng và thực sự khá độc đối với con người.

Sơ lược về lịch sử của Mặt Trăng

Mặt trăng đã được hình thành như thế nào? Và chính xác thì các thuộc tính của nó là gì? Đó là một câu chuyện dài, theo nghĩa đen. Theo báo cáo của Space, Mặt Trăng dường như đã 4,51 tỷ năm tuổi, tức là nó trẻ hơn Hệ Mặt Trời của chúng ta khoảng 60 triệu năm.

Theo các nhà thiên văn học, về cách Mặt Trăng hình thành có thể đến từ việc một vật thể có kích thước bằng Sao Hỏa (hành tinh giả định Theia) đã va chạm với Trái Đất trong quá khứ dẫn đến rất nhiều đất đá và vật chất của Trái Đất bị đẩy ra ngoài không gian. Vật liệu này sau đó đã được định hình thành Mặt Trăng mà con người biết đến nhờ lực hấp dẫn.

Mặt Trăng ảnh hưởng đến thủy triều trên Trái Đất. Và nó bao gồm các nguyên tố khác nhau, như oxy, silicon, sắt, magie, nhôm, canxi, v.v.

Bụi Mặt Trăng độc hại hơn bạn tưởng! - Ảnh 2.
Theia là một hành tinh giả định, hình thành cách đây 4,6 tỉ năm, giống như những hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, kích thước có thể tương đương với Sao Hỏa. Hành tinh giả định được đặt theo tên của Theia – một trong những chị em Titanid trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, là mẹ của Helios, Eos và Selena – nữ thần Mặt Trăng.

Tại sao bụi Mặt Trăng lại cực kỳ độc hại?

Phần lớn bề mặt của Mặt Trăng được bao phủ bởi vật liệu dạng hạt mịn được gọi là đất Mặt Trăng, hay bụi Mặt Trăng. Như New Yorker cho biết, các yếu tố khoa học đằng sau chất này vẫn đang được nghiên cứu. Bụi Mặt Trăng về cơ bản nguy hiểm như thủy tinh nhưng có kết cấu rất mịn, giống như bột, khiến nó có cấu trúc khá bí ẩn. Bụi Mặt Trăng được hình thành sau khi các thiên thạch va chạm với Mặt Trăng, sau đó chúng sẽ phá hủy bụi bẩn, đá và các vật liệu khác thành dạng bột đặc.

Bụi Mặt Trăng là một mối đe dọa gây chết người, do nó có thể sắc và bám cực kỳ chắc. Nhưng nguy hiểm hơn nữa là tính độc hại của nó.

Nhờ các sứ mệnh tàu Apollo, các nhà khoa học trên Trái Đất có được các mẫu bụi Mặt Trăng và loại bụi này có chứa các hợp chất phản ứng với con người thúc đẩy căn bệnh ung thư phổi.

Để có những căn cứ xác thực hơn, các nhà khoa học đã thử nghiệm việc tiếp xúc giữa các tế bào sống từ loài gặm nhấm và con người với chất tương tự bụi Mặt Trăng.

Kết quả, khoảng 90% tế bào não chuột và tế bào phổi của con người cuối cùng đã chết sau khi tiếp xúc với bụi Mặt Trăng giả.

Bụi Mặt Trăng độc hại hơn bạn tưởng! - Ảnh 3.

Theo Live Science giải thích, bụi Mặt Trăng thực sự rất có hại cho con người. Một số phi hành gia cho biết họ đã trải qua các triệu chứng giống như sốt sau khi hít thở phải các hạt bụi này. Thành phần phân tử của bụi Mặt Trăng có thể giết chết hoàn toàn tế bào, thậm chí gây tổn thương phổi và não. Các nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu các đặc tính của các mẫu bụi Mặt Trăng mà họ thu thập được, vì vậy vẫn chưa có nhiều thông tin được phát hiện về chất độc hại này.

Các nhà du hành thuộc các sứ mệnh Apollo trong những năm 1970 từng biết rằng bụi Mặt Trăng có tính mài mòn và bám dính, làm thủng lớp ngoài bộ đồ du hành và làm bẩn các dụng cụ của họ. Các trang thiết bị bụi bám đen đã hấp thu ánh Mặt Trời và có khuynh hướng tăng nhiệt.

Ngoài mối nguy hiểm này, các nhà du hành còn phải đối đầu với nguy cơ phóng điện, có khả năng làm hỏng mọi thiết bị điện tử. Bụi Mặt Trăng có khuynh hướng nạp tĩnh điện, nguyên nhân do từ trường Trái Đất.

Mặc dù các nhà du hành sứ mệnh Apollo chưa từng đối đầu với vấn đề này, nhưng những nhà du hành có mặt trên Mặt Trăng trong tương lai có thể sẽ gặp nguy cơ nói trên. Nguyên nhân là do quỹ đạo Mặt Trăng quay quanh Trái Đất không ổn định và đến gần hay rời xa Trái Đất theo một chu kỳ kéo dài 18 năm, cứ mỗi tháng 4 ngày, nó đi qua từ trường Trái Đất.

Từ năm 2012, quỹ đạo của Mặt Trăng sẽ đến chu kỳ đi qua các vùng được gọi là dải plasma của từ trường, tức những khu vực giàu electron năng lượng cao và các hạt điện tích khác, đến nỗi một số khu vực trên bề mặt Mặt Trăng sẽ mang tĩnh điện.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích