Bộ Xây dựng: Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm còn nhiều hạn chế
Trên cơ sở Tờ trình số 10268/TTr-UBND ngày 24/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, ngày 12/12/2022, bộ Xây dựng đã có văn bản số 5597/BXD-QHKT cho ý kiến về một số vấn đề liên quan đến đồ án Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045.
Ngoài nội dung đồng ý với đề xuất của UBND tỉnh Khánh Hòa, bộ Xây dựng cũng đề nghị tỉnh Khánh Hòa cần quan tâm xử lý thỏa đáng, giải trình rõ những nội dung và đảm bảo công khai minh bạch, tránh để xảy ra khiếu kiện của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng, liên quan nội dung nêu trong 27 đơn kiến nghị, đơn kiến nghị khẩn cấp, đơn kêu cứu khẩn cấp của các tổ chức, cá nhân có nội dung liên quan đến Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Về hiện trạng dân cư, lao động, việc làm chưa có phân tích, đánh giá các hiện tượng dịch cư, các vấn đề do đô thị hóa.
Trong đánh giá hiện trạng sử dụng đất và không gian cảnh quan chưa xác định các vấn đề tồn tại về sử dụng đất, cảnh quan không gian cần giải quyết để đáp ứng với yêu cầu phát triển, đặc biệt là yêu cầu rà soát kỹ, không để chồng lấn quy hoạch.
Kèm theo văn bản số 5597/BXD-QHKT, là 8 nội dung bộ Xây dựng đề nghị tỉnh Khánh Hòa cần rà soát, làm rõ trong Đồ án Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045. Cụ thể:
Thứ nhất, đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội
Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường chưa xác định những vấn đề còn tồn tại để đáp ứng đô thị xanh, hiện đại, thông minh, tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế theo yêu cầu của Nhiệm vụ quy hoạch.
Chưa có nội dung đánh giá chi tiết về quỹ đất xây dựng trên cơ sở phân vùng xây dựng thuận lợi, không thuận lợi và cấm xây dựng.
Chưa có nội dung xử lý đối với quá trình thực hiện của các dự án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch thăm dò khai thác và các quy hoạch liên quan. Đề xuất giải pháp xử lý đối với các quy hoạch đã phê duyệt, dự án dừng thực hiện.
Bản đồ tỉnh khánh hoà công bố nhưng người dân vẫn chưa đồng tình
Thứ hai, phân tích, đánh giá bối cảnh, vị thế, tiềm năng và động lực phát triển
Đồ án quy hoạch có nêu bối cảnh trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, chưa nêu được vai trò và vị thế của Cam Lâm với các đô thị lớn trong nước, khu vực châu Á Thái Bình Dương và các khu vực phát triển thương mại, tài chính, trung tâm giải trí nổi trội quốc tế; chưa nghiên cứu các tác động trực tiếp và gián tiếp giữa việc hình thành Đô thị mới Cam Lâm với hệ thống đô thị thuộc tỉnh Khánh Hòa và các khu vực lân cận.
Phân tích, đánh giả về tiềm năng, động lực phát triển của đô thị Cam Lâm còn sơ sài. Đồ án quy hoạch có nêu 03 chiến lược đột phá đối với việc phát triển đô thị Cam Lâm nhưng thiếu số liệu và phân tích các cơ sở về nguồn lực và khả năng huy động phát triển.
Dự báo quy mô dân số chưa có số liệu, phương pháp tính toán cụ thể theo yêu cầu của Nhiệm vụ quy hoạch trên cơ sở đánh giá về tiềm năng, động lực phát triển của đô thị Cam Lâm.
Cẩn xác định rõ loại đô thị để áp dụng các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong đô thị phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD (Quy chuẩn 01:2021/BXD).
Thứ ba, về mô hình phát triển
Đồ án quy hoạch có xác định 03 khu vực với đặc trưng định hướng phát triển kinh tế – xã hội của từng khu vực (khu vực đồng bằng trung tâm, hai bên đầm Thủy Triều, khu vực phía Bắc và khu vực núi đồi phía Tây) và chia làm 07 phân khu chức năng, tuy nhiên chưa có phân tích về mối quan hệ giữa 03 đặc trưng phát triển kinh tế với việc chia phân khu đô thị.
Chưa làm rõ mối liên hệ với các quy hoạch kinh tế xã hội của cả nước, vùng tỉnh Khánh Hòa và huyện Cam Lâm để rà soát, khẳng định các định hướng phát triển kinh tế. Các phương án phát triển lựa chọn cần khái quát hỏa và phân loại theo các ngành và lĩnh vực như: tải chính, lưu trú đẳng cấp, thương mại dịch vụ, du lịch.
Mô hình cơ cấu đô thị cần phải được xây dựng trên cơ sở các các chiến lược phát triển và khung thiên nhiên của huyện Cam Lâm. Cần bổ sung thêm các phương án cơ cấu của đô thị khác để so sánh, đánh giá nhằm lựa chọn phương ăn tối ưu giảm xung đột giữa các giải pháp quy hoạch với thiên nhiên và cộng đồng dân cư.
Tổng thể dự án Vinhomes Cam Lâm. Ảnh: Vietnamfinance
Thứ tư, về tổ chức không gian, cảnh quan và di dời dân cư
Việc tổ chức không gian của đô thị mới Cam Lâm được thể hiện như nằm trên một vùng đất trống, với phương án cơ cấu và tổ chức không gian như trong đề xuất của Đồ án quy hoạch thì phần lớn dân cư hiện hữu phải di dời. Với hiện trạng dân số của huyện Cam Lâm là 110.650 người, Đồ án quy hoạch cần làm rõ về nội dung di dời dân cư hiện hữu, đồng thời cần phải bổ sung nội dung phân tích, đánh giá về việc di dân, tái định cư, chuyển đổi ngành nghề, an sinh xã hội, đền bù cơ sở vật chất (của nhà nước, của người dân).
Phương án tổ chức không gian cần phải làm rõ các căn cứ, cơ sở khoa học của đề xuất tạo ra những kênh đảo lớn có bề rộng trung binh hơn 300m và kênh dẫn nước nối liền với đầm Thuỷ Triều ra phía biển thông qua 1 kênh nước ở khu vực Bãi Dài. Cần phải xác định rõ các vấn đề về kỹ thuật, phương pháp, và các giải pháp để bảo vệ môi trường, ngăn rác xả ra biển, giảm nguy cơ gây ô nhiễm bờ biển, bảo vệ các bãi tắm đẹp phục vụ phát triển ngành du lịch.
Việc triển khai quy hoạch cải tạo, thay đổi quy mô của Đầm thủy triều cần phải được xem xét trên mọi khía cạnh về kinh tế – xã hội – cảnh quan đặc biệt trong bối cảnh biển đổi khí hậu.
Nội dung tổ chức không gian đô thị sơ sài, không có số liệu để phân tích, đánh giá để làm rõ các nội dung tổ chức không gian đô thị gắn với mô hình cơ cấu phát triển đô thị, các định hướng phát triển kinh tế và các đặc trưng tự nhiên riêng biệt của huyện Cam Lâm. Cần làm rõ căn cứ khoa học, lý luận để phản chia đô thị mới Cam Lâm thành 07 phân khu phát triển.
Thứ năm, quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
Cần thể hiện rõ các nội dung theo quy định đối với một đồ án quy hoạch chung đô thị để làm cơ sở quản lý thực hiện quy hoạch và triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Rà soát các chỉ tiêu đất dân dụng và ngoài dân dụng của Đồ án quy hoạch đảm bảo phù hợp với các quy định Quy chuẩn 01:2021/BXD.
Bổ sung quỹ đất hành lang bảo vệ bờ biển theo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015. Việc định hướng sử dụng đất dài bờ biển phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cần phủ hợp với Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 27/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển, các quy hoạch ngành có liên quan và các quy định pháp luật về tài nguyên môi trường, biển và hải đảo.
Phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất ngoài việc xác định quy mô diện tích, dân số, định hướng phát triển đối với từng khu vực cần bổ sung các chỉ tiêu về mật độ dân cư, chi tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị (bao gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu của công trình). Các khu vực có chức năng sử dụng đất du lịch, du lịch nghỉ dưỡng cần xác định rõ các yêu cầu, nguyên tắc, các chi tiêu quy hoạch xây dựng theo đúng quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan.
Hệ thống cây xanh công cộng cần xác định vị trí cụ thể và đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu về cây xanh công cộng của đô thị Quy chuẩn 01:2021/BXD.
Phối cảnh khu đô thị mới Cam Lâm
Thứ sáu, thiết kế đô thị
Nội dung thiết kế đô thị chủ yếu để ra các yêu cầu nguyên tắc, cần thực hiện đầy đủ theo quy định Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị
Thứ bảy, về hạ tầng kỹ thuật
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật cần có sự lồng ghép với các quy hoạch chuyên ngành có liên quan, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi và phù hợp với các quy chuẩn hiện hành có liên quan.
Giải pháp san nền, thoát nước mưa cần bám sát địa hình tự nhiên và phủ hợp với chế độ thủy văn hệ thống suối – hổ và quy hoạch phòng chống lũ lụt của lưu vực các sông trên địa bàn đô thị.
Hệ thống giao thông đô thị cần tổ chức theo phân cấp, đảm bảo tính liên thông của mạng lưới đường vành đai, đường liên khu vực..và nối kết hợp lý trong tổng thế hệ thống giao thông của đô thị Cam Lâm và tỉnh Khánh Hòa. Lưu ý quy hoạch hệ thống bến, bãi đỗ xe công cộng đáp ứng nhu cầu diện tích và bán kinh phục vụ theo quy định. Bổ sung nội dung dự kiến khả năng phát triển và tổ chức mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng.
Định hướng cấp nước, cấp điện, xử lý chất thải rắn, nghĩa trang cần thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định gồm: xác định các chỉ tiêu, dự báo nguồn và dự báo nhu cầu theo từng giai đoạn; xác định vị trí, quy mô của hệ thống và các yêu cầu về quỹ đất sử dụng và hành lang bảo vệ theo quy định pháp luật hiện hình.
Thứ tám, về Chương trình dự án ưu tiên đầu tư
Cần khái toán kinh phí đầu tư thực hiện quy hoạch giai đoạn đầu đến năm 2030. Làm rõ về cơ cấu nguồn vốn, lộ trình và phân bổ nguồn lực thực hiện.
Ngày 21/10/2022, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua nghị quyết về đồ án quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm.
Theo đồ án, Đô thị mới Cam Lâm có diện tích gần 54.700 ha với 14 đơn vị hành chính. Thời hạn lập quy hoạch đến năm 2045, quy mô dân số khoảng 320.000 người đến năm 2030 và 770.000 người đến năm 2045.
Đô thị mới Cam Lâm được định hướng là đô thị sân bay tầm quốc tế, trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cấp quốc gia và là hạt nhân phát triển của khu vực, thế giới.
Đô thị mới Cam Lâm sẽ được chia làm ba khu vực với đặc trưng hướng phát triển kinh tế – xã hội. Ngoài ra, đô thị cũng được định hướng thành phân khu chức năng.
Trình bày thêm về đồ án, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho hay, sau cuộc họp UBND tỉnh sẽ có tờ trình gửi Bộ Xây dựng thẩm định hồ sơ đồ án quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm.
Nguồn: hoanhap.vn