Bộ tiêu chuẩn khung của ISO về phát triển đô thị thông minh

Phát triển đô thị thông minh mang đến cho người dân cuộc sống chất lượng tốt hơn. (Ảnh minh họa)

Theo tiêu chuẩn ISO 37100, đô thị thông minh là thuật ngữ chỉ rõ sự tích hợp hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật số và con người trong môi trường xây dựng nhằm đem đến tương lai bền vững, thịnh vượng và toàn diện cho người dân đô thị.

Khuôn khổ chung phát triển thành phố thông minh bao gồm nhiều vấn đề cần giải quyết như: quy hoạch và phát triển kinh tế; cung cấp thực phẩm, nước, không khí sạch lâu dài; hệ thống an ninh và dữ liệu thích hợp; mạng lưới giao thông thích ứng; bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên bền vững; quản lý rủi ro (biến đổi khí hậu…); hệ thống quản lý chất thải bền vững; quản lý năng lượng; thiết kế xây dựng bền vững và phát triển văn hóa xã hội.

Bộ tiêu chuẩn khung của ISO về đô thị thông minh bao gồm các tiêu chuẩn sau:

ISO 37100 Thành phố và cộng đồng bền vững – Thuật ngữ.

ISO 37101 Phát triển cộng đồng bền vững – Hệ thống quản lý – Nguyên tắc và yêu cầu chung.

ISO 37120 Phát triển cộng đồng bền vững – Chỉ số chất lượng và dịch vụ thành phố.

ISO/TR 37121 Thống kê và xem xét chỉ số phát triển thành phố bền vững.

ISO/TR 37150 Hạ tầng cộng đồng thông minh – xem xét các hoạt động liên quan tới đo lường.

ISO/TS 37151 Đo lường hạ tầng cộng đồng thông minh – nguyên tắc và yêu cầu chung.

ISO/TR 37152 Hạ tầng cộng đồng thông minh – định dạng chung cho xây dựng và vận hành.

Có thể nói, xây dựng đô thị thông minh, bền vững đang là xu hướng tất yếu, ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Việc phát triển đô thị thông minh, bền vững cần có sự tham gia đầy đủ các thành phần như chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng; đòi hỏi phải có cơ chế liên kết phối hợp từ quản trị, đầu tư đến vận hành và thụ hưởng.

Thanh Tùng

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích