Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thử nghiệm thành công tên lửa đẩy vũ trụ sử dụng nhiên liệu rắn

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thử nghiệm thành công tên lửa đẩy vũ trụ sử dụng nhiên liệu rắn

MTĐT –  Thứ bảy, 31/12/2022 10:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết vụ thử nghiệm thành công phương tiện phóng vũ trụ sử dụng nhiên liệu rắn được thực hiện 9 tháng sau vụ phóng thử lần đầu tiên một tên lửa do Hàn Quốc chế tạo

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo đã phóng thử nghiệm thành công phương tiện phóng vũ trụ sử dụng nhiên liệu rắn vào ngày 30/12, 9 tháng sau đợt thử nghiệm lần đầu vào ngày 30/3 vừa qua. Bộ cam kết sẽ nỗ lực để đạt được thành quả thông qua quá trình phát triển trong vài năm tới và tương lai.

Vào tháng 3 năm nay, Bộ Quốc phòng đã lần đầu thành công thử nghiệm động cơ tên lửa đẩy vũ trụ sử dụng nhiên liệu rắn nhằm kiểm chứng công nghệ động cơ đẩy nhiên liệu rắn cỡ lớn, quá trình tách nắp vệ tinh, quá trình tách tầng tên lửa, và điều khiển tầng trên cùng. Tháng 7 năm ngoái, Bộ đã thử nghiệm thành công đốt cháy của động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu rắn.

tm-img-alt
Tên lửa Nuri của Hàn Quốc trong lần phóng thử vào ngày 21/6/2022 (Nguồn: Yonhap)

Tên lửa phóng trong đợt thử nghiệm lần này được xác định đã đạt tới độ cao mục tiêu là 450 km. Ngoại trừ động cơ đẩy tầng một, tương ứng với giai đoạn phát triển cuối cùng ra, Bộ chỉ phóng thử nghiệm động cơ đẩy tầng hai và tầng ba. Động cơ đẩy của hai tầng được xác định đã tách tầng thành công.

Bộ Quốc phòng cho biết vụ thử nghiệm lần này được tiến hành nhằm tăng cường năng lực quốc phòng ở lĩnh vực giám sát, trinh sát dựa trên nền tảng vũ trụ độc lập, phù hợp với thời đại an ninh không gian, kinh tế. Bộ sẽ tiếp tục dồn toàn lực để nâng cao hơn nữa năng lực quốc phòng, bao gồm cả lĩnh vực vũ trụ.

Năm 2020, hướng dẫn phát triển tên lửa trong đó cấm tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn được sửa đổi, nên Hàn Quốc đã bắt tay vào việc phát triển tên lửa sửa dụng nhiên liệu rắn.

Khác với tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng phải mất nhiều thời gian để tiếp nhiên liệu, tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn có thể di chuyển dễ dàng, có thể phóng nhanh, và chi phí chỉ bằng một phần 10 tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng. Do đó, loại tên lửa này có ý nghĩa lớn về mặt quân sự, khi có thể lắp vũ khí thay vì vệ tinh, như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Động thái thử nghiệm vật thể phóng sử dụng nhiên liệu rắn lần này là nhằm thị uy cho Bắc Triều Tiên thấy rằng Hàn Quốc đang đi trước về công nghệ, trong bối cảnh miền Bắc gần đây đã thử nghiệm động cơ sử dụng nhiên liệu rắn tại bãi phóng vệ tinh ở xã Dongchang (huyện Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan), phóng thử nghiệm vệ tinh trinh sát và khiêu khích bằng máy bay không người lái.

Thiên Bảo (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích