Bình Phước: Hệ lụy ô nhiễm môi trường từ hoạt động cưa – xẻ đá, xây dựng xưởng đá chẻ trái phép
Bình Phước: Hệ lụy ô nhiễm môi trường từ hoạt động cưa – xẻ đá, xây dựng xưởng đá chẻ trái phép
Theo dõi MTĐT trên
Hiện nay, đá Bazan là loại hình khoáng sản có giá trị kinh tế cao. Cũng vì thế, nhiều xưởng cắt xẻ đá trái phép mọc lên để phục vụ nhu cầu thị hiếu của thị trường. Dù loại khoáng sản này chưa được cấp phép.
Thời gian vừa qua, người dân thôn 4 xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước phản ánh về việc xưởng cắt – xẻ, đá Nhật Hào Bom Bo cúa Công ty TNHH MTV Sản Xuất – Thương Mại – Dịch Vụ – Xây Dựng Nhật Hào, gia công chế tác đá Bazan.
Quá trình hoạt động của xưởng cắt – xẻ, đá Nhật Hòa Bom Bo, phát sinh ra tiếng ồn, bụi và nước thải gây ô nhiễm môi trường. Quá trình cắt – xẻ, đá phát sinh tiếng ồn với cường độ lớn.
Trong thời gian dài hoạt động xưởng cắt – xẻ, đá Nhật Hòa Bom Bo đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, làm xáo trộn sinh hoạt thường ngày của các hộ dân. Thêm vào đó, quá trình cắt xẻ, đá phát sinh lượng lớn nước thải, bùn thải, bụi bẩn ra môi trường. Mặt khác khu vực tập kết bùn thải nhếch nhác, không có hệ thống xử lý nước thải.
Người dân lo ngại vấn đề nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất của Công Ty TNHH MTV Sản Xuất – Thương Mại – Dịch Vụ – Xây Dựng Nhật Hào gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới các hộ dân nằm liền kề với xưởng sản xuất.
Theo quan sát của phóng viên, xưởng cưa xẻ, chế tác đá Nhật Hào Bom Bo nằm trên đường (đoạn qua thôn 4, xã Bom Bo) chưa thực hiện đúng đảm bảo công tác môi trường, theo quy định sản xuất cắt xẻ đá.
Tất cả nước thải, bùn thải được tập kết ra phía sau nhà xưởng, từ quá trình cắt xẻ đá ra ngoài môi trường không qua một phương pháp xử lý nào về chống thẩm thấu, Công ty tự đào hố để xả thải, nước thải tràn ngấm trực tiếp vào trong lòng đất, bùn thải thì lênh láng ra xung quanh.
Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây trên địa bàn hàng đêm xuất hiện đoàn xe chở đá náo loạn, đa số xe chạy ban đêm chở đá, có nhiều điểm khai thác đá trái phép ngang nhiên hoạt động rầm rộ.
Công ty tự đào hố để xả thải, nước thải tràn ngấm trực tiếp vào trong lòng đất, bùn thải thì lênh láng ra xung quanh.
Việc khai thác, vận chuyển đá Bazan trái phép làm hư hỏng đường giao thông nông thôn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, cũng như hệ sinh thái đất đồi bị biến dạng thay đổi “cấu tượng”.
Hiện tại trên địa tỉnh Bình Phước không có đơn vị nào được cấp phép khai thác đá mỏ khai thác đá Bazan đá cây nguyên khối. Mặc dù, trước đó UBND tỉnh Bình Phước đã có rất nhiều chỉ đạo tìm các giải pháp nhằm bảo vệ, khai thác đá Bazan dạng cột ở một số địa phương. Thế nhưng, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Phước vẫn còn một số cá nhân, tổ chức đã khai thác trái phép đá Bazan dạng cột để đem đi tiêu thụ.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 64 và Điều 82, Luật Khoáng sản, đá bazan sử dụng làm vật liệu ốp lát thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo ghi nhận của phóng viên, trên địa bàn huyện, địa bàn tỉnh có rất nhiều đơn vị khai thác đá trái phép vào ban đêm xe chở đá hoạt động rầm rộ vận chuyển đá từ trong các xã Đường 10, xã Phú Văn… về xưởng cắt xẻ.
Từ những thông tin trên ngày 9/12 phóng viên đã liên hệ trao đổi với ông Hoàng Minh Giám, Chủ tịch UBND xã Bom Bo, ông Giám cho biết: “Xưởng chế biến đá có giấy phép hoạt động, giấy phép xây dựng thì chưa có, giấy phép chưa đầy đủ cho lắm, đây cũng là cái thuận lợi và khó khăn, khó khăn vượt quá thẩm quyền của địa phương, cấp trên có về sau đó đôn đốc nhắc nhở người ta chấp hành đúng pháp luật”.
Việc khai thác, vận chuyển đá bazan trái phép làm hư hỏng đường giao thông nông thôn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, cũng như hệ sinh thái đất đồi bị biến dạng thay đổi “cấu tượng”
Công ty TNHH MTV Sản Xuất – Thương Mại – Dịch Vụ – Xây Dựng Nhật Hào đã tiến hành xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc và hoạt động cắt xẻ, chế biến đá Bazan khi chưa hoàn thành thủ tục để được phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường và các thủ tục pháp lý theo quy định.
Quá trình hoạt động của công ty này gây ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực đến sức khỏe, đời sống của người dân xung quanh. Chính quyền địa phương và các ngành chức năng liên quan cần sớm kiểm tra, xác minh tổng thể, xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật. Cũng như cần kiểm tra xử lý nguồn gốc đá cây nguyên khối tại xưởng xẻ đá này.
Đá cây Bazan được Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp vào dạng tài nguyên khoáng sản quý hiếm. Loại đá này có giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với đá làm vật liệu xây dựng thông thường. Cũng vì lẽ đó, thời gian qua, hàng loạt cá nhân, doanh nghiệp đã ngang nhiên thực hiện hành vi khai thác và tiêu thụ trái phép, dẫn đến thất thoát, lãng phí tài nguyên khoáng sản của nhà nước. Trước vấn nạn chảy máu đá quý, kính đề nghị các cơ quan, ban ngành chức năng của địa phương có biện pháp xử lý, ngăn chặn triệt để, những xưởng cưa – xẻ đá xây dựng trái phép./.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị