Bình Phước đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập
Ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 996/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Đề án 996). Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ với vai trò được giao đầu mối, chủ trì triển khai Đề án 996.
Theo đó, một trong các mục tiêu chung của Đề án là tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên; xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp; tăng cường hoạt động đo lường gắn chặt với hoạt động doanh nghiệp.
Kể từ khi triển khai, nhiều nhiệm vụ của Đề án 996 bắt đầu mang lại kết quả tích cực. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo đo lường thông qua công tác kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được đẩy mạnh, có hiệu quả đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các địa phương đều có hoạt động tuyên truyền trên đài phát thanh – truyền hình địa phương, cổng thông tin điện tử và Sở Khoa học và Công nghệ; Công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo đo lường thông qua công tác kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được đẩy mạnh, có hiệu quả đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai Chương trình đảm bảo đo lường với hình thức đa dạng, đổi mới cách thức thực hiện; Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đo lường tăng mạnh số lượng học viên, doanh nghiệp tham gia với nhiều nội dung đổi mới, sát với thực tế.
Bình Phước đẩy mạnh hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập. Ảnh minh họa
Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện Đề án 996, mới đây UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030“.
Theo đó UBND tỉnh đưa ra mục tiêu đến năm 2025 bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ về đo lường cho ít nhất 20 cán bộ tham gia hoạt động đo lường trên địa bàn tỉnh.
Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo cho từ 2 đến 4 doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân.
Triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 01 phòng thí nghiệm được công nhận trong tỉnh cho các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về đo lường cho cơ quan quản lý nhà nước về đo lường và các tổ chức, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo quy định pháp luật.
Tỉnh cũng phấn đấu đến năm 2030, hỗ trợ và khuyến khích xã hội hóa được ít nhất 5 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho doanh nghiệp. Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 40 cán bộ tham gia hoạt động đo lường. Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo cho 06 đến 10 doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. Triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 01 phòng thí nghiệm được công nhận trong tỉnh cho các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
Để việc thực hiện Đề án 996 đạt hiệu quả hơn nữa UBND tỉnh Bình Phước đã đề ra 5 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng đo lường của tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động doanh nghiệp, phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam, phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh.
Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động đo lường
Không ngừng xây dựng, ban hành bổ sung chính sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đo lường. Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động đo lường; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ đo lường. Triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia khi bộ tiêu chí được ban hành để đánh giá các lĩnh vực đo nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
Tăng cường phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường
Xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường ngành, lĩnh vực theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí quốc gia; duy trì hệ thống chuẩn đo lường đảm bảo tính liên kết với chuẩn đo lường quốc gia. Phát triển mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường đáp ứng các yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường để phục vụ nhu cầu về đo lường của doanh nghiệp. Phát triển hạ tầng đo lường cấp tỉnh đảm bảo độ chính xác và tính liên kết chuẩn đo lường quốc gia.
Nâng cao hiệu quả chuyên môn nghiệp vụ về đo lường
Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra nhà nước về đo lường. Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp về công tác quản lý hoạt động đo lường. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực. Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường cho các cán bộ, công chức, viên chức tham gia hoạt động đo lường của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp.
Hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa thông qua hoạt động đo lường
Hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa thông qua hoạt động kiểm định, hiểu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật hiện hành. Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân có liên quan, doanh nghiệp xây dựng quy trình chuẩn các thiết bị đo lường nhằm kiểm soát đo lường đối với phương tiện đo trong hệ thống sản xuất; hướng dẫn bảo quản, kiểm soát đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo đảm bảo tính chính xác trong quá trình sử dụng.
Đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động đo lường
Thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo đo lường; triển khai các hoạt động kỷ niệm ngày đo lường Việt Nam; tổ chức thi đua, khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hoạt động đo lường. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và xã hội về hoạt động đo lường nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường.
An Dương