Bình Liêu (Quảng Ninh): Ba trụ cột thu hút đầu tư “Thiên nhiên – Con người – Văn hóa”

(Xây dựng) – Bí thư Huyện ủy Bình Liên Nguyễn Thị Tuyết Hạnh cho biết, năm 2024, quán triệt phương hướng, nhiệm vụ và chủ đề công tác năm của Tỉnh ủy Quảng Ninh về nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh, Đảng bộ huyện Bình Liêu xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội theo ba trụ cột “Thiên nhiên – Con người – Văn hóa”.

Bình Liêu (Quảng Ninh): Ba trụ cột thu hút đầu tư “Thiên nhiên - Con người - Văn hóa”
Bí thư Huyện ủy Bình Liêu Nguyễn Thị Tuyết Hạnh nêu: Ba trụ cột thu hút đầu tư gồm “Thiên nhiên – Con người – Văn hóa”.

Năm 2024, với Bình Liêu đây là năm có ý nghĩa quan trọng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XXVIII của Đảng bộ huyện Bình Liêu đề ra, được cụ thể hóa bằng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương 5 năm 2020-2025. Địa phương đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi mới, đan xen với những khó khăn, thách thức.

Căn cứ vào tình hình thực tế, huyện xác định huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để thúc đẩy và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, tiếp tục phát huy vai trò động lực của Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn; khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện để phát triển du lịch; phát huy hiệu quả ba trụ cột “Thiên nhiên – Con người – Văn hóa” để phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân…

Huyện Bình Liêu đã đặt ra mục tiêu năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 13,5%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng trên 10%. Ngay từ đầu năm nay, huyện đã đẩy mạnh các giải pháp huy động nguồn lực, đa dạng hình thức đầu tư, trong đó tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động thu hút các doanh nghiệp mới, nhất là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.

Cùng với đó, quan tâm rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương để thu hút các dự án đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn, nhất là các công trình, dự án hạ tầng kỹ thuật trong KKT cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn để thúc đẩy phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại biên giới.

Bình Liêu (Quảng Ninh): Ba trụ cột thu hút đầu tư “Thiên nhiên - Con người - Văn hóa”
Bình Liêu (Quảng Ninh): Ba trụ cột thu hút đầu tư “Thiên nhiên - Con người - Văn hóa”
Bình Liêu đang đẩy nhanh tiến độ công bố cặp cửa khẩu Hoành Mô – Động Trung là cửa khẩu song phương quốc tế, mở ra triển vọng lớn phát triển kinh tế biên mậu, dịch vụ du lịch.

Song song với đó, huyện đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội một cách đồng bộ, hiện đại; tập trung đầu tư đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong khu vực cửa khẩu Hoành Mô. Hiện nay, huyện tích cực chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, thiết chế kỹ thuật kho bãi, xếp dỡ… KKT cửa khẩu Hoành Mô (giai đoạn II).

Công trình hạ tầng kỹ thuật KKT cửa khẩu Hoành Mô (giai đoạn II) có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng với quy mô đầu tư xây dựng 3 tuyến đường giao thông, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh, vỉa hè… Công trình hoàn thành và đưa vào khai thác tạo mạng lưới giao thông linh hoạt, kết nối giao thông giữa đường chính với khu logistics và khu vực lân cận; tạo diện mạo, cảnh quan khu kinh tế và góp phần hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng đô thị vùng biên đã được đầu tư các giai đoạn trước, phù hợp với quy hoạch KKT cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn. Từ đây, tiếp tục khai thác tối đa lợi thế sẵn có, tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển kinh tế biên mậu của địa phương.

Bình Liêu (Quảng Ninh): Ba trụ cột thu hút đầu tư “Thiên nhiên - Con người - Văn hóa”
Bình Liêu độ chênh khí hậu thấp hơn các huyện cùng rẻo cao từ 2-3 độ C, không khí mát mẻ, hoa lá tốt tươi, lợi thế thắng cảnh du lịch sinh thái.

Bình Liêu đang đẩy nhanh tiến độ công bố cặp cửa khẩu Hoành Mô – Động Trung là cửa khẩu quốc tế song phương, chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh, báo cáo cấp có thẩm quyền đảm bảo các điều kiện về tổ chức bộ máy, biên chế, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động khi phát triển kinh tế biên mậu lên tầm cao mới. Đồng thời, tăng cường các hoạt động trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong xuất nhập cảnh, trao đổi mậu dịch cặp cửa khẩu, phấn đấu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 10%.

Bình Liêu (Quảng Ninh): Ba trụ cột thu hút đầu tư “Thiên nhiên - Con người - Văn hóa”
Cao Ba Lanh huyệt đạo sơn hà, đất thiêng vùng Đông Bắc bộ.

Đồng thời với thế mạnh kinh tế cửa khẩu quốc tế với thị trường tỷ dân, huyện Bình Liêu còn tập trung chỉ đạo phát triển du lịch theo hướng đi vào chiều sâu, gắn với giảm nghèo và phát triển kinh tế – xã hội bền vững theo hướng kinh tế xanh. Trong đó, tiếp tục thực hiện thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch; tăng cường quản lý, khai thác các loại hình sản phẩm du lịch có thế mạnh như: Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch lễ hội – tâm linh, khám phá thiên nhiên, du lịch biên giới…

Hiện nay, huyện đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào hoạt động dự án Khu du lịch thác Khe Vằn; quan tâm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với các Lễ hội đình Lục Nà, hội Soóng Cọ, hội Kiêng Gió, hội Mùa Vàng, hội Hoa Sở và tập trung triển khai Đề án làng văn hóa người Tày; khẩn trương hoàn thành Đề án làng văn hóa người Sán Chỉ, làng văn hóa người Dao để đưa vào vận hành thử nghiệm các sản phẩm du lịch mới mà địa phương có lợi thế… tạo những đột phá mới trong thu hút đầu tư, góp phần đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Một số hình ảnh về tiềm năng kinh tế du lịch Bình Liêu:

Bình Liêu (Quảng Ninh): Ba trụ cột thu hút đầu tư “Thiên nhiên - Con người - Văn hóa”

Hoành Mô (Việt Nam) – Động Trung (Trung Quốc) cách nhau con suối rừng, thôn bản có nét văn hóa tương đồng, ngày Lễ hội hai bên có thông lệ đến vui chung, nét ngoại giao nhân dân, còn làm sinh động thêm nét văn hóa du lịch vùng biên.

Bình Liêu (Quảng Ninh): Ba trụ cột thu hút đầu tư “Thiên nhiên - Con người - Văn hóa”

Lễ hội mùa hoa sở thu hút nhiều khách thập phương nhất vùng cao Đông Bắc (Quảng Ninh).

Bình Liêu (Quảng Ninh): Ba trụ cột thu hút đầu tư “Thiên nhiên - Con người - Văn hóa”

Thú vui xem các cô gái dân tộc thiểu số mặc váy đá bóng, nét văn hóa thể thao riêng có ở vùng Đông Bắc bộ (Quảng Ninh).

Bình Liêu (Quảng Ninh): Ba trụ cột thu hút đầu tư “Thiên nhiên - Con người - Văn hóa”

Bình Liêu địa hình thuận lợi cho thú vui du lịch thể thao dù lượn.

Bình Liêu (Quảng Ninh): Ba trụ cột thu hút đầu tư “Thiên nhiên - Con người - Văn hóa”

Bình Liêu duy nhất toàn quốc du khách thập phường có thể thực tế du lịch điền dã trên đường biên giới Việt-Trung, phóng tầm mắt ngắm danh sơn điểm đầu cánh cung Đông Triều, đỉnh cao nhất là Khoáng Nam Châu Lãnh cao 1.507m.

Bình Liêu (Quảng Ninh): Ba trụ cột thu hút đầu tư “Thiên nhiên - Con người - Văn hóa”

Phiên chợ vùng cao của đồng bào dân tộc thiểu số Bình Liên nay hội nhập trào lưu văn hóa mới, nhưng vẫn có nét thuần phong riêng, cởi mở hiếu khách “thuận mua vừa bán” không có hiện tượng cò mồi, chèo kéo phức tạp.

Bình Liêu (Quảng Ninh): Ba trụ cột thu hút đầu tư “Thiên nhiên - Con người - Văn hóa”

Dự án Khu du lịch sinh thái thác Khe Vằn, đang triển khai các bước đầu tư theo chính sách khuyến khích phát triển kinh tế du lịch dưới tán rừng.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích