Biệt thự song lập ở Hội An xoá nhoà ranh giới giữa nhà ở và thiên nhiên
Thách thứa của kiến trúc sư đối với công trình này là vừa khai thác hiệu quả cảnh quan thiên nhiên, sử dụng vật liệu truyền thống của địa phương nhưng phải vừa chống chọi được với điều kiện khí hậu.
Biệt thự song lập này tọa lạc trên khu đất rộng 600m2 giáp sông ở Hội An, tỉnh Quảng Nam. Quang cảnh xung quanh vẫn còn hoang sơ và chưa phát triển, với rất nhiều dừa nước, là cây đặc trưng của khu vực.
Biệt thự song lập toạ lạc trên khu đất diện tích 600m2 giáp sông ở Hội An. |
Thách thức của dự án này là khai thác hiệu quả cảnh quan xung quanh và thổi hồn vào công trình thông qua việc sử dụng các vật liệu địa phương. Hơn nữa, dự án phải chịu được khí hậu khắc nghiệt tại Hội An, khi mùa mưa kéo dài và mùa đông rất lạnh. Thậm chí, nơi đây thường chứng kiến những trận bão và lũ lụt hàng năm.
Thiết kế mặt tiền công trình.
Với mái lá dừa lớn, nhìn từ xa căn biệt thự giống như một căn lều lớn.
Những vật liệu truyền thống của địa phương được sử dụng trong công trình.
Kiến trúc sư đề xuất ý tưởng sử dụng mái lá dừa lớn làm mái che. Nhìn từ xa, căn biệt thự giống như một căn lều lớn. Các khu vực sinh hoạt được bố trí ở bên ngoài trong khi không gian bên trong được dành cho việc nghỉ ngơi. Đồng thời, cả hai không gian đều được kết nối thông suốt với thiên nhiên xung quanh.
Mặt bằng chi tiết tầng trệt của công trình.
Công trình thực tế nhìn từ trên cao.
Không gian trong và ngoài biệt thự dường như không có khoảng cách.
Để tận dụng hiệu quả cảnh quan thiên nhiên xung quanh, kiến trúc sư đã giảm thiểu các bức tường đến mức tối đa để có được góc rộng. Tất cả các công năng được bố trí theo chiều dọc, để tầng trệt thông thoáng, linh hoạt, dễ dàng di chuyển trong trường hợp nước dâng vào mùa mưa lớn.
Các bức tường được giảm thiểu một cách tối đa.
Không gian bếp và bàn ăn vô cùng thoáng đãng.
Ngồi ở bàn ăn có thể phóng tầm nhìn ra sân vườn và hồ bơi.
Nắng tràn vào phòng ngủ ở tầng trệt.
Phòng ngủ ở tầng trên.
Thiết kế nhà vệ sinh khá mộc mạc.
Công trình có sự tham gia của những thợ thủ công lành nghề.
Với sự tham gia của những người thợ thủ công lành nghề và vật liệu địa phương được sử dụng nhiều trong công trình này. Điều này giúp tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa công trình với cảnh quan xung quanh.
Quan trọng hơn, điều này giúp bảo tồn và phát huy các làng nghề thủ công truyền thống trong thời đại sản xuất công nghiệp ở Việt Nam ngày nay.
Vật liệu truyền thống của địa phương được sử dụng nhiều trong công trình.
Chúng được kết hợp hài hoà với nhau.
Công trình càng trở nên lung linh hơn dưới ánh đèn.
Nguồn: Báo xây dựng