Bia Hạ mã ở Văn Miếu Quốc Tử Giám – nét đẹp văn hóa bị người dân hiểu sai lệch

Bia Hạ mã Văn Miếu Quốc Tử Giám bị hiểu sai lệch ý nghĩa

Trước mỗi dịp thi cử, hàng nghìn sĩ tử của Hà Nội và các địa phương lân cận tìm về Văn Miếu – Quốc Tử Giám cầu may. Tuy nhiên, do di tích vẫn đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19, nhiều sĩ tử và phụ huynh chỉ có thể bái vọng ở bên ngoài. Đặc biệt một số người còn bày biện hương hoa khấn bái ngay trên vỉa hè, ngay cả tấm bia Hạ mã cũng được sĩ tử vái lạy mà chưa hiểu hết ý nghĩa của tấm bia này.

 

Bia Hạ mã Văn Miếu Quốc Tử Giám bị hiểu sai lệch ý nghĩa

Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho biết, hai bên khu Tiền án của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám có hai tấm bia đề chữ “Hạ mã”, có nghĩa là xuống ngựa.

Bia Hạ mã Văn Miếu Quốc Tử Giám bị hiểu sai lệch ý nghĩa

Bia do Thượng thư Bộ công, Tư nghiệp Quốc Tử Giám Nguyễn Hoản cho dựng năm 1771. Bia được đặt trong nhà che bia, bên dưới là bệ, kiến trúc nhỏ nhắn và vuông vắn rất hài hòa với toàn bộ không gian xung quanh. Xưa kia, bia Hạ mã cùng với tứ trụ (4 cột trụ) trước cổng Văn Miếu, được xem là mốc giới hạn xác định ranh giới chiều ngang của Văn Miếu.

Bia Hạ mã Văn Miếu Quốc Tử Giám bị hiểu sai lệch ý nghĩa

Bia Hạ mã được dựng lên để nhắc nhở những người đi qua đây, dù là bậc công hầu hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe, đều phải xuống ngựa đi bộ ngang qua để biểu thị lòng tôn kính với các bậc tiên thánh, tiên hiền.

Bia Hạ mã Văn Miếu Quốc Tử Giám bị hiểu sai lệch ý nghĩa

Bia Hạ mã không phải là không gian thờ tự, thờ cúng, thắp hương. Các tấm bia này là một trong những hạng mục của Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám cần được gìn giữ, bảo vệ. Do đó, việc thắp hương cầu khấn tại bia này ở Văn Miếu thể hiện cái nhìn sai lệch của các sĩ tử và phụ huynh cũng như đông đảo người dân khi chỉ biết khấn, cầu may mà không rõ nguồn gốc, xuất xứ của di tích.

Bia Hạ mã Văn Miếu Quốc Tử Giám bị hiểu sai lệch ý nghĩa

Trao đổi với PV Reatimes, nhà văn Trần Thanh Cảnh cho biết: “Bia Hạ mã thực chất đã có từ rất lâu đời, từ khi người ta xây dựng đền, chùa, miếu, mạo, bắt đầu từ tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Bia Hạ mã không chỉ có ở Văn Miếu mà còn có ở nhiều đình chùa khác. Ý nghĩa nguyên thủy của tấm bia là chỉ báo cho mọi người đến nơi linh thiêng thì phải xuống ngựa, xuống kiệu để thể hiện sự tôn trọng.”

Bia Hạ mã Văn Miếu Quốc Tử Giám bị hiểu sai lệch ý nghĩa

“Tấm bia có tác dụng tương tự tấm biển “xuống xe xuất trình giấy tờ” ở nhiều cơ quan, công sở hiện nay. Việc người dân khấn bái trước một cái “biển báo giao thông” là do họ hiểu chưa đúng về ý nghĩa của tấm bia. Việc khấn bái, cầu mong đỗ đạt trước mỗi kỳ thi cử là một nét văn hóa đẹp thế nhưng cần được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ. Sự việc này cũng là một cơ hội để các bạn trẻ tìm hiểu thêm về văn hóa tâm linh của người Việt”, nhà văn Trần Thanh Cảnh nói.

Nguồn: Realtimes.vn
Bạn cũng có thể thích