Bên trong hệ thống boong-ke “ngày tận thế” của giới nhà giàu Mỹ

Dự án “boong-ke sinh tồn” bao gồm một hệ thống hầm trú ẩn hạt nhân cho giới nhà giàu Mỹ tránh nạn trong trường hợp gặp nguy hiểm.

ben trong he thong boong ke ngay tan the cua gioi nha giau my

Boong-ke được xây dựng trong một hầm chứa tên lửa cũ ở bang Kansas, Mỹ.

ben trong he thong boong ke ngay tan the cua gioi nha giau my

Theo Dailymail, dự án này nằm ở một địa điểm bí mật ở bang Kansas, cách thành phố Kansas khoảng hơn 300 km. Nó cung cấp các hầm trú ẩn sinh tồn an toàn cho giới nhà giàu Mỹ trong kịch bản có những hiểm họa xảy ra. Trong ảnh: Lối vào hệ thống boong-ke.

ben trong he thong boong ke ngay tan the cua gioi nha giau my

Giá bán của mỗi đơn vị trong boong-ke dao động từ 1,5-4,5 triệu USD tùy thuộc vào các tính năng và yêu cầu của người mua. Chúng nằm sâu dưới lòng đất 60 m và được chia làm nhiều tầng. Trong ảnh: Sơ đồ hệ thống boong-ke.

ben trong he thong boong ke ngay tan the cua gioi nha giau my

Hệ thống boong-ke này được xây từ thời Chiến tranh Lạnh, vốn là cơ sở phóng tên lửa hạt nhân và được trang bị các bức tường bê tông cốt thép dày 2,7 m. Giờ đây chúng được chia làm 15 tầng và có thể di chuyển lên xuống nhanh chóng bằng thang máy.

ben trong he thong boong ke ngay tan the cua gioi nha giau my

Các boong-ke này hiện được bảo vệ bởi camera an ninh, với cửa và đường hầm có khả năng chống đạn. Theo nhà sáng lập dự án Larry Hall, mức giá triệu USD mà khách hàng của ông phải bỏ ra không phải chỉ để mua lấy tiện nghi bên trong các công trình này, mà là chi phí đảm bảo sự chắc chắn, bền vững của cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo an toàn khi tình huống hiểm nghèo xảy ra. Trong ảnh: Khu vực sinh hoạt chung nằm ở tầng trên cùng, trong khi khu vực sinh sống của các cư dân nằm ở dưới.

ben trong he thong boong ke ngay tan the cua gioi nha giau my

Ngoài trả tiền mua các căn boong-ke ban đầu, chủ sở hữu phải chi 5.000 USD/tháng cho các chi phí như đồ ăn, mạng internet, điện và nước. Theo ông Hall, boong-ke có thể chịu được một cuộc tấn công hạt nhân trực tiếp. Ông chia sẻ rằng quá trình gia cố các giếng phóng để nó thật sự trở nên an toàn khá tốn kém.

ben trong he thong boong ke ngay tan the cua gioi nha giau my

Phòng tập gym nằm ở tầng 15, tầng cuối cùng của khu boong-ke.

ben trong he thong boong ke ngay tan the cua gioi nha giau my

Hồ bơi nằm ở khu vực sinh hoạt cộng đồng.

ben trong he thong boong ke ngay tan the cua gioi nha giau my

Doanh nhân Larry Hall đã quyết định mua lại hệ thống giếng phóng tên lửa hạt nhân này vào năm 2008 và cải tạo nó thành các boong-ke hiện tại. Đội ngũ của ông Hall lắp đặt 3 nguồn cung cấp điện dự phòng, 3 nguồn cấp nước riêng biệt và hệ thống lọc nước, khu vực nuôi trồng thủy sản và thực phẩm thủy canh.

ben trong he thong boong ke ngay tan the cua gioi nha giau my

Trong boong-ke còn có cửa hàng, thư viện, lớp học, rạp chiếu phim, tường leo núi và khu vực để trồng rau. Khu vực hầm trú ẩn này được thiết kế cho 75 người sinh sống trong vòng 5 năm. Trong ảnh: Một thư viện dưới lòng đất.

ben trong he thong boong ke ngay tan the cua gioi nha giau my

Nhà sáng lập Larry Hall nói: “Tất cả các khách hàng của chúng tôi đều là những triệu phú tự thân. Họ rất thành đạt: bác sĩ, kỹ sư, luật sư, doanh nhân quốc tế … hầu hết họ đều có con. Và họ lo ngại về kịch bản rủi ro có thể xảy ra”. Ông Hall cho biết người Mỹ đã có xu hướng chuẩn bị cho ngày tận thế hoặc các sự kiện có thể ảnh hưởng tới đời sống của họ từ rất lâu. Ví dụ, năm 2017, khi Triều Tiên cảnh báo tấn công hạt nhân Mỹ, ông Hall cho biết, đội ngũ của ông đã nhận được số cuộc gọi tăng vọt. Trong ảnh: Khu vực học tập trong boong-ke.

ben trong he thong boong ke ngay tan the cua gioi nha giau my

Phòng điều hành trong boong-ke.

ben trong he thong boong ke ngay tan the cua gioi nha giau my

Một trong những đường hầm bên trong boong-ke.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích