Bất động sản 24h: Vì sao tồn kho bất động sản giảm mạnh trong năm qua?

Vì sao tồn kho bất động sản giảm mạnh trong năm qua?

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, quý IV/2021, cả nước có 49 dự án với 15.169 căn hộ chung cư được cấp phép xây dựng (tăng khoảng 125,6% so với quý trước); có 1.046 dự án với 299.075 căn hộ chung cư đang triển khai xây dựng (tăng khoảng 148,7% so với quý trước); có 47 dự án với 8.502 căn hộ chung cư đã hoàn thành.

Cụ thể, tại miền Bắc có 24 dự án với 3.657 căn hộ chung cư được cấp phép; có 195 dự án với 149.170 căn hộ chung cư đang triển khai xây dựng; có 11 dự án với 888 căn hộ chung cư đã hoàn thành.

Tại miền Trung có 6 dự án với 1.814 căn hộ chung cư được cấp phép; có 124 dự án với 57.141 căn hộ chung cư đang triển khai xây dựng; có 8 dự án với 2.530 căn hộ hoàn thành.

Tại miền Nam có 19 dự án với 9.698 căn hộ chung cư được cấp phép; có 727 dự án với 92.764 căn hộ chung cư đang triển khai xây dựng; có 28 dự án với 5.084 căn hộ hoàn thành.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án bỏ hoang đất

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 01 về việc đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Trong Chỉ thị này có nhiều nội dung liên quan đến việc triển khai các dự án quan trọng, giải ngân đầu tư công, sửa Luật Nhà ở… 

dự án bỏ hoang

Đáng chú ý, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan về đề xuất phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất, tổng hợp, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trước ngày 15/2. Điều này đảm bảo phù hợp với Nghị quyết số 39/2021 ngày 13/11/2021 của Quốc hội, nghiêm cấm lợi ích nhóm, các hành vi tiêu cực, tham nhũng về đất đai.

Bộ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương hoàn thiện phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai, sử dụng không gian biển (đối với 28 địa phương ven biển) trong quy hoạch cấp tỉnh, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, biển và quy hoạch; khẩn trương lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh 5 năm (2021 – 2025), tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, hoàn thành việc phê duyệt trong năm 2022.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ đồng và kỳ vọng cho thị trường bất động sản

Các doanh nghiệp giảm nhẹ khó khăn, tăng sức chống chịu và tăng thêm xung lực hỗ trợ phục hồi, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và duy trì động lực tăng trưởng kinh tế đất nước. Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế được đẩy mạnh rõ rệt theo hướng coi trọng hơn thị trường và củng cố các chuỗi cung ứng trong nước; thúc đẩy chuyển đổi số trong cả quản lý và sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối và các hoạt động xã hội truyền thống khác.

Kỳ vọng của thị trường bất động sản vào gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng được thể hiện cả ở tác động trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài.

Trước hết, kỳ vọng gói hỗ trợ này sẽ trực tiếp làm tăng tổng cầu với phân khúc nhà ở xã hội cho những người có thu nhập thấp và khó khăn về nhà ở. Đây sẽ là xung lực cho các nhà đầu tư và chủ dự án xây nhà xã hội trong hai năm tới.

Xem thông tin chi tiết tại đây

3 yếu tố tác động trực tiếp tới thị trường bất động sản 2022

Năm 2022, thị trường bất động sản được kỳ vọng có nhiều điểm sáng mới dựa trên 3 yếu tố là các gói kích thích kinh tế, đầu tư FDI tăng mạnh và sự chủ động chuyển mình của các doanh nghiệp.

Bên cạnh các chương trình gói hỗ trợ, kích thích kinh tế và dòng vốn FDI thì sự chủ động chuyển mình của doanh nghiệp bất động sản, sàn giao dịch… cũng là yếu tố quan trọng góp phần thay đổi, tạo ra đột phá cho thị trường bất động sản.

bđs 2022

Thực tế cũng cho thấy, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động của Covid-19, nhưng nhu cầu đầu tư và nhu cầu sở hữu nhà ở luôn rất lớn tại thị trường Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp bất động sản cũng đã dần thích ứng với diễn biến thị trường và thay đổi mục tiêu, chiến lược trong năm 2022. 

Cụ thể đại dịch là cơ hội để các doanh nghiệp bất động sản nhìn nhận lại hoạt động như: Chất lượng sản phẩm; giá cả hợp lý và có nhiều phân khúc đáp ứng nhu cầu của người mua ở và cả đầu tư; pháp lý phải minh bạch; đặc biệt là ứng dụng công nghệ mới trong kinh doanh…

Xem thông tin chi tiết tại đây

Second home lên ngôi và xu hướng nhà lắp ghép

Vừa qua, tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa), Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam phối hợp với Cộng đồng King Broker tổ chức hội thảo “Second home lên ngôi và xu hướng nhà lắp ghép”.

Hội thảo có sự tham dự của PGS.TS. Trần Đình Thiên – Thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ; TS. Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam; Luật sư Nguyễn Văn Lộc – Chủ tịch LP Group; cùng nhiều chuyên gia bất động sản và các nhà đầu tư.

Theo các chuyên gia bất động sản, mặc dù du nhập vào Việt Nam chưa lâu, nhưng xu hướng second home (ngôi nhà thứ 2) đã trở thành một làn sóng đầu tư mạnh mẽ trong lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là trong tình hình dịch Covid-19. Second home là mô hình mang lại khả năng sinh lời kép. Nhà đầu tư vừa có thể ở, vừa có thể khai thác kinh doanh như cho thuê. Mặt khác, second home còn có thể giúp chủ sở hữu tích lũy nguồn tài sản.

Cùng với sự lên ngôi của mô hình đầu tư second home, những năm gần đây, khi công nghệ phát triển, giải pháp nhà lắp ghép ngày càng trở nên tối ưu hơn và đang dần trở thành xu hướng mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, tiện lợi và bảo vệ môi trường. Nhiều ưu điểm giúp nhà lắp ghép đang là một phân khúc mới rất tiềm năng trên thị trường bất động sản hiện nay, đặc biệt là khi kết hợp với đầu tư second home.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nguồn: Realtimes.vn
Bạn cũng có thể thích