Bất động sản 24h: Sau đại dịch, bất động sản bán lẻ sẽ khởi sắc
Sau đại dịch: Bất động sản bán lẻ sẽ khởi sắc
Bất động sản bán lẻ hiện là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, phân khúc này sẽ khởi sắc trong vòng một năm tới…
Khảo sát mới đây của Vietnam Report cho thấy, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các doanh nghiệp bán lẻ đã phải đối mặt với bốn khó khăn chính. Đó là: sự thận trọng hơn trong chi tiêu của người tiêu dùng (89,47%); đứt gãy chuỗi cung ứng trong kinh doanh và khó khăn trong khâu vận chuyển (78,95%); đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng (73,68%); đáp ứng nhu cầu mua hàng trực tuyến tăng cao đột biến (57,89%).
Mặc dù vậy, Colliers vẫn cho rằng có nhiều tín hiệu khả quan đối với phân khúc mặt bằng bán lẻ Việt Nam bởi lĩnh vực này đang tiếp tục thu hút đầu tư. Một số thương hiệu bán lẻ quốc tế mới vào thị trường vẫn ưu tiên mở các cửa hàng flagship kết hợp với kênh bán hàng trực tuyến để tăng khả năng phủ sóng đến nhiều khu vực. Đối với lĩnh vực F&B, sau một thời gian dài giãn cách xã hội, bên cạnh một bộ phận người tiêu dùng vẫn còn lo ngại về dịch bệnh thì một bộ phận lớn khác đã nhanh chóng đến các cơ sở ăn uống, phục vụ tại chỗ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Xu hướng IPO của các doanh nghiệp bất động sản
Chia sẻ mới đây, ông Nguyễn Quốc Anh, Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết, trong thời điểm dịch bệnh, do việc hạn chế di chuyển và tiếp xúc nên các hoạt động mua bán nhà đất bị đình trệ tạm thời, dòng tiền có xu hướng chuyển dịch sang chứng khoán.
Tuy nhiên, khi kết thúc giãn cách đã xuất hiện dòng tiền không nhỏ rút từ các lĩnh vực khác đổ vào bất động sản để tìm cơ hội đầu tư.
Đặc biệt, ông Quốc Anh cho biết dòng tiền này có xu hướng rút về Hà Nội và các tỉnh miền Bắc thay vì “Nam tiến” như trước. Cụ thể, so sánh thị trường giữa Hà Nội và TP.HCM trong năm 2021 cho thấy giá rao bán nhà riêng tại Hà Nội tăng khoảng 12% so với năm 2020. Trong khi đó, giá rao bán tại TP.HCM chỉ tăng khoảng 2%.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Triển vọng thị trường bất động sản nhìn từ xu hướng dòng tiền
Năm 2021 dần khép lại, những “tổn thương” mà ngành địa ốc phải chịu cùng diễn biến dịch bệnh Covid -19 dường như vẫn chưa rõ hồi kết, khiến không ít nhà đầu tư và doanh nghiệp trong lĩnh vực này lo lắng về dòng tiền cho thời gian tới.
Đặc biệt, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp siết chặt tín dụng đổ vào bất động sản, nhiều doanh nghiệp vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Các chuyên gia cho rằng, việc siết chặt này chẳng khác nào cắt đi “nguồn oxy” ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Vì vậy, rất nhiều câu hỏi được đặt ra về xu hướng dòng tiền đổ vào bất động sản năm 2022 cũng như những giải pháp giúp doanh nghiệp bất động sản cải thiện vốn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nền kinh tế sẽ phải trả giá đắt nếu trái phiếu bất động sản thành “bom nợ”
Khi thông tin về “bom nợ Evergrande” bắt đầu rò rỉ, hẳn là nhiều người sẽ nhớ tới cảnh báo rủi ro trái phiếu doanh nghiệp của chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu trong hơn 2 năm qua. Chia sẻ với Reatimes, TS. Nguyễn Trí Hiếu đã không ít lần bày tỏ lo ngại về “lạm phát tín dụng bất động sản” thông qua kênh trái phiếu, qua mối quan hệ sân sau, mẹ – con giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản.
Chứng kiến những đổ vỡ từ các nền kinh tế phát triển ở thập kỷ trước và nó ngẫu nhiên lặp lại câu chuyện tại Việt Nam, điều khiến ông trăn trở hơn rằng “nhân sự” còn vận dụng trái phiếu một cách tinh vi hơn trong công cuộc đảo dòng tiền và đương nhiên nguy cơ đỗ vỡ còn lớn hơn.
Câu chuyện về “bom nợ Evergrande” đã khiến nhiều nhà đầu tư bắt đầu để ý hơn tới tài sản đảm bảo, nhưng cũng không làm thị trường trái phiếu bất động sản kém sôi động hơn, minh chứng rõ nhất là chỉ tính riêng trong tháng 9 tổng giá trị trái phiếu của nhóm này phát hành là 30,4 nghìn tỷ đồng – chiếm 36% tổng lượng phát hành trong quý III/2021 và giữ vị trí nhóm đầu phát hành với số lượng lớn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bình Dương: Dự án An Residence 3 lần đổi tên liệu có đổi vận?
An Residence là tên thương mại mới nhất của dự án Khu nhà ở thu nhập thấp Lê Phong Thuận Giao, phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Lê Phong làm chủ đầu tư.
Đầu năm 2019, dự án được Lê Phong thu hồi rổ hàng từ đơn vị phân phối trước đó và giao cho Thiên Minh Group. Thời điểm này, dự án được đặt tên thương mại là Horizon Homes, cơ sở hạ tầng vẫn chưa hoàn thiện, chưa đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thời gian hợp tác giữa Lê Phong và Thiên Minh chỉ kéo dài trong vài tháng.
Đến ngày 9/10/2019, Lê Phong và đối tác khác chính thức công bố hợp tác và đổi tên Horizon Homes thành Thuận An Central. Thông tin truyền thông cho biết, giá bán thời điểm đó từ 27 triệu/m2. Ngoài mức giá ưu đãi khi mua sản phẩm tại dự án Thuận An Central, khách hàng còn được hưởng chiếu khấu đến 4%. Người mua lô đất nền bất kỳ sẽ nhận thêm ít nhất một chỉ vàng SJC 9999. Tổng giá trị quà tặng lên đến 3 tỷ đồng. Công bố hoành tráng, nhưng rồi Lê Phong và đối tác phải đưa nhau ra tòa để phân xử, kết thúc một thương vụ từ đối tác chuyển thành đối đầu.
Xem thông tin chi tiết tại đây