Bất động sản 24h: Liều thuốc đặc trị hiện tượng sốt giá đất
Nhà đầu tư bất động sản phải “sẵn” tinh thần, có thể “vô tình lướt sóng trở thành cư dân”
Theo chuyên gia, khi đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2022 cần phải cẩn trọng. Cần biết mình là ai, đang tham gia dự án ở giai đoạn nào, ‘con sóng’ nào… và không thể không biết đến hai loại rủi ro khi đầu tư.
Trong một tòa đàm về triển vọng đầu tư năm 2022, lý giải dù thị trường gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng giá bất động sản vẫn giữ đà tăng, ông Phạm Anh Khôi, Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ Tài chính Bất động sản (FINA) cho hay, lý do chính do nguồn cung hạn chế, hầu như toàn bộ thị trường thiếu nguồn cung đặc biệt phía Nam.
Ông Khôi phân tích, nguồn cung không có trong khi nhu cầu dù có giảm nhưng tốc độ giảm không nhiều như nguồn cung nên giá vẫn tăng. Người mua nhà thật để ở bắt buộc phải di chuyển ra vùng ven như Bình Dương, Long Thành, Đồng Nai hay tại Hà nội thì phải ra khu vực ngoại ô mua đất.
Cùng với đó, thời gian qua, ngân hàng đều giảm lãi suất cho khách hàng để khuyến khích vay và giải ngân vì áp lực giải ngân khó khăn. Chủ đầu tư có nhiều chính sách như miễn lãi từ 18 – 24, thậm chí 36 tháng, thậm chí với số vốn bỏ ra thấp, gần như 0 đồng khách hàng vẫn có thể vay với tỷ lệ cao để mua bất động sản.
Xem thông tin chi tiết tại đây
“Liều thuốc đặc trị” nào cho hiện tượng sốt giá đất?
Lo ngại cơn “sốt giá” bất động sản quay trở lại trong năm 2022, các chuyên gia cho rằng, cần phải có các biện pháp bền vững, hành động cụ thể để ngăn chặn tình trạng lặp đi lặp lại này.
Theo báo cáo thị trường mới đây của Bộ Xây dựng, tính đến cuối năm 2021, giá bất động sản ở nhiều loại hình đều tăng so với thời điểm năm 2020. Trong đó, giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân khoảng 5 – 7%, giá nhà ở riêng lẻ trong dự án tăng 5 – 20%. Đáng chú ý, giá đất nền cũng tăng từ 20 – 30%, giá giao dịch bình quân nhà ở riêng lẻ, đất nền tại một số địa phương trong quý IV/2021 tiếp tục tăng so với kỳ trước.
Theo các chuyên gia bất động sản, thị trường bất động sản sang năm 2022 sẽ có nhiều tác động từ các chính sách, đặc biệt là phân khúc đất nền ở các tỉnh đang được đẩy mạnh quy hoạch phát triển sẽ tiếp tục nhận được nhiều quan tâm của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng đã trải qua nhiều cơn sốt đất do đó họ đã có nhận thức tốt hơn về những rủi ro khi lướt sóng thất bại. Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế: “Trong năm 2022, thị trường có thể vẫn xuất hiện một số đợt điều chỉnh giá nhà đất nhưng không mạnh và không đột biến như các năm trước”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chất lượng tài sản ngành ngân hàng sẽ ra sao trong năm 2022?
Với dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 sẽ phục hồi về mức 6,5 – 7%, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng trong năm 2022 sẽ đạt trên 14% và chất lượng tài sản dự báo tiếp tục được nâng cao.
Tại Báo cáo chiến lược 2022 công bố mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) đã đưa ra góc nhìn tích cực về ngành ngân hàng trong năm 2022. Theo đó, ngành ngân hàng sẽ tiếp đà tăng trưởng cao sau sự gián đoạn bởi dịch Covid-19, đồng thời, chất lượng tài sản dự báo tiếp tục được nâng cao trong năm 2022.
Nhìn lại bức tranh ngành ngân hàng năm 2021 có thể thấy, dù chịu nhiều tác động tiêu cực bởi dịch bệnh nhưng nhóm ngành này vẫn ghi nhận những tăng trưởng ấn tượng.
Cụ thể, tăng trưởng tín dụng năm 2021 đạt 12,97%, với GDP tăng trưởng 2,58%. Với việc nền kinh tế mở cửa từ đầu quý IV/2021 với những dấu hiệu phục hồi rõ rệt của các hoạt động bán lẻ, vận chuyển hàng hóa nội địa cũng như hoạt động sản xuất, dự báo nhu cầu tín dụng sẽ được gia tăng mạnh trong năm 2022.
“Trong năm 2022, với dự báo tăng trưởng GDP sẽ phục hồi về mức 6,5 – 7%, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của năm 2022 sẽ đạt trên 14%”, báo cáo nêu.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam hội tụ nhiều yếu tố để tăng trưởng
Hội tụ nhiều điều kiện tương đồng về địa lý, tiềm năng du lịch, hạ tầng giao thông, kinh tế – xã hội…, trong đó bất động sản Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam cũng hội tụ nhiều yếu tố để tăng trưởng.
Báo cáo mới từ DKRA cho hay, năm 2021, trong khi Quảng Nam dẫn đầu nguồn cung đất nền, Thừa Thiên – Huế dẫn dắt nguồn cung nhà phố/biệt thự ở 3 thị trường thì TP. Đà Nẵng ghi nhận nguồn cung và lượng tiêu thụ căn hộ mới tăng mạnh so với giai đoạn trước năm 2020.
Cụ thể, phân khúc đất nền trong năm 2021 tại thị trường Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam ghi nhận 17 dự án mở bán với nguồn cung khoảng 1.670 sản phẩm. Lượng tiêu thụ đạt khoảng 1.138 sản phẩm, tương đương 68% nguồn cung mới. Nguồn cung tăng so với năm 2020 nhưng còn ở mức khá thấp nếu so với giai đoạn 2018 trở về trước. Các dự án tập trung chủ yếu ở Quảng Nam trong khi TP. Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế khan hiếm nguồn cung mới. Sức hấp thụ chung toàn thị trường ở mức khá thấp. Mặt bằng giá sơ cấp tăng, tập trung ở những dự án có pháp lý hoàn chỉnh và tiến độ hạ tầng rõ ràng. Thị trường thứ cấp kém sôi động.
Thị trường căn hộ ghi nhận 7 dự án mở bán (khoảng 910 căn) trong năm 2021. Các dự án đều tập trung tại TP. Đà Nẵng. So với năm 2020, tổng nguồn cung mới bằng 80% (1.137 căn). Lượng tiêu thụ đạt khoảng 591 căn, chỉ bằng 65% nguồn cung mới và bằng 88% so với năm trước (673 căn). Riêng tại TP. Đà Nẵng, nguồn cung và lượng tiêu thụ tăng mạnh so với năm 2020 trở về trước, đây là mức cao nhất kể từ năm 2018 đến nay. Loại hình căn hộ hạng C giữ vai trò chủ đạo.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giao công an xác minh, xử nghiêm việc lấn chiếm bãi sông Hồng quy mô lớn
Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) giao công an xác minh, có chế tài xử nghiêm các đối tượng đổ chất thải, phế thải xây dựng với khối lượng lớn, quây hàng rào lấn chiếm có chủ đích bãi sông Hồng.
Liên quan đến sự việc đổ chất thải, phế thải xây dựng với khối lượng lớn, quây hàng rào quanh khu đất với mục đích lấn chiếm bãi sông Hồng xảy ra trên địa bàn phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), mới đây ông Nguyễn Thường Sơn – Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm đã có văn bản yêu cầu UBND các phường ven đê sông Hồng gồm Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương, Đông Ngạc tổng kiểm tra, rà soát tình hình vi phạm.
Quận Bắc Từ Liêm yêu cầu các phường tiến hành tháo dỡ hàng rào, lều quán, công trình vi phạm, bốc xúc, vận chuyển phế thải xây dựng đã đổ lấn bờ sông, bãi sông; đồng thời di chuyển ra khỏi khu vực bãi sông, trả lại mặt bằng ban đầu, không gian thoát lũ tuyến sông Hồng.
Xem thông tin chi tiết tại đây