Bất động sản 24h: Khó khăn bủa vây, đến đại gia bất động sản cũng phải than chuyện… tiền
Khó khăn bủa vây, đến đại gia bất động sản cũng phải than chuyện… tiền
Chủ đầu tư các dự án vướng phải rất nhiều khó khăn. Trong đó, kế hoạch kinh doanh bị phá vỡ nghiêm trọng, dòng tiền chật vật. Nhiều đại gia có dòng tiền kinh doanh âm vài nghìn tỷ đồng.
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản đang đối mặt với thách thức và khó khăn vô cùng lớn do dịch bệnh gây ra. Giãn cách xã hội kéo dài trên nhiều tỉnh thành, đặc biệt là TP.HCM kéo dài làm doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, chuyển sang chế độ làm việc từ xa, tạm dừng hoạt động.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp bất động sản, đặc thù là giao dịch trực tiếp do các yêu cầu chặt chẽ về mặt pháp lý và giá trị sản phẩm cao. Chính vì vậy việc giãn cách xã hội đã làm thị trường ngưng trệ.
Số liệu của batdongsan.com cho thấy, trong tháng 7, lượng tin đăng toàn trang giảm 22%, trong khi mức độ quan tâm giảm 12% so với tháng trước; giao dịch nhiều nơi giảm 60 – 70%.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giá nhà Chùa Bộc “bùng nổ” bất chấp Covid, nhà đầu tư nên đề cao thận trọng
Sau thông tin phố Chùa Bộc được đền bù giải toả để mở rộng, giá nhà ở đây bật tăng dựng đứng, tuy nhiên nhiều chuyên gia cảnh báo không nên đầu tư “lướt sóng” kiếm lời.
Từ xưa đến nay, Phố Chùa Bộc luôn là một trong những con phố sầm uất, nhộn nhịp, được giới trẻ mệnh danh là “thiên đường thời trang” của Thủ đô. Đây còn là khu vực gần nhiều trường đại học và có mật độ dân cư cao, vì vậy, các cửa hàng mặt phố khu vực này luôn có giá mức bán cao và cho thuê tốt.
Vốn đã thuộc dạng “đất vàng” của Hà Nội nay lại đắt hơn nhờ thông tin giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án theo quy hoạch. Cụ thể, mới đây, UBND TP. Hà Nội có quyết định về việc phê duyệt giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án xây dựng hoàn thiện nút giao Chùa Bộc – Thái Hà theo quy hoạch tại góc phần tư (1/4) nút giao từ Học viện Ngân hàng đến cổng Trường Đại học Công đoàn, quận Đống Đa.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quy hoạch quốc gia 2021 – 2030: Tìm ra tiềm năng khác biệt để phát triển bền vững
Công tác quy hoạch đô thị trong những năm qua không ngừng được hoàn thiện song về tổng thể vẫn chưa đồng bộ, hiệu quả thấp. Nâng cao chất lượng quy hoạch trong giai đoạn mới sẽ thúc đẩy đô thị phát triển bền vững.
Ngày 19/8 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác quy hoạch do Thường trực Chính phủ tổ chức. Theo Người đứng đầu Chính phủ, công tác quy hoạch không mới, nhưng việc triển khai Luật Quy hoạch lần này có điểm mới là phải đồng thời làm quy hoạch quốc gia, quy vùng, quy hoạch địa phương, quy hoạch ngành.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quy hoạch phải đi trước một bước, bám sát tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh từng ngành, địa phương.
“Nếu không bám sát tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của bộ, địa phương thì rất khó phát triển bền vững, chuyển phát triển theo chiều rộng sang theo chiều sâu”, Thủ tướng chỉ rõ.
Bên cạnh đó, tiến độ lập quy hoạch đang chậm, Thủ tướng yêu cầu phải coi đây nhiệm vụ chính trị quan trọng, xuyên suốt trong năm 2021 và các năm tới, khẩn trương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, bảo đảm chất lượng quy hoạch. Có quy hoạch tốt thì mới có đề án, dự án tốt; có đề án, dự án tốt thì mới có nhà đầu tư tốt và sử dụng hiệu quả đầu tư công, phát triển kinh tế – xã hội, trên tinh thần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bổ sung, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội, bảo đảm hiệu quả.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quảng Nam phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 – 2030. Đây được xem là chương trình đột phá trong đầu tư, xây dựng nhà ở.
Mục tiêu chung của chương trình là đầu tư phát triển, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng nhà ở, đáp ứng nhu cầu của nhân dân với mức thu nhập khác nhau, nhất là nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, nhà ở cho công nhân, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Ở vùng đồng bằng, ven biển (vùng phía Đông) sẽ định hướng phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, tăng tỷ trọng nhà ở cho thuê, nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội để phục vụ lao động đa ngành nghề đến làm việc. Phát triển nhà ở đảm bảo phù hợp quy hoạch chung theo hướng đô thị văn minh hiện đại, có bản sắc. Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân trong các khu, cụm công nghiệp. Tăng tỷ lệ nhà ở xây dựng thô trong tổng quy mô các dự án phát triển nhà ở mới hằng năm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản có “đóng băng” vì dịch bệnh?
Dịch bệnh Covid-19 khiến thị trường bất động sản có những trầm lắng nhất định, nhiều phân khúc không ghi nhận nguồn cung.
Anh Long, một nhân viên môi giới bất động sản tại khu vực Bến Cát, Bình Dương cho biết khoảng 3 tháng nay, số lượng giao dịch do anh tư vấn giảm 80 – 90% so với các tháng trước đó. Dịch bệnh cản trở việc đi lại khiến các khách hàng khó tham quan, tìm hiểu sản phẩm dự án; các chủ đầu tư khó “tung hàng” mới khiến nguồn cung trên thị trường cũng khan hiếm hơn. Một số đất nền được khách hàng nhờ rao bán cũng chững lại dù trước đó liên tục có người săn lùng.
Báo cáo mới nhất của DKRA Việt Nam về thị trường TP.HCM và các tỉnh giáp ranh (Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu) trong tháng 7 ghi nhận nhiều điểm “trầm” ở các phân khúc. Thị trường đất nền không ghi nhận nguồn cung mới được mở bán trong tháng. Đây là lần đầu tiên, TP.HCM và các tỉnh giáp ranh thiếu vắng nguồn cung mới ở phân khúc đất nền, sức mua chung toàn thị trường cũng giảm đáng kể.
Xem thông tin chi tiết tại đây