Bất động sản 24h: Hết thời rủng rỉnh, chủ homestay ồ ạt rao bán lỗ tiền tỷ

Hết thời rủng rỉnh, chủ homestay ồ ạt rao bán lỗ tiền tỷ

Không khai thác được nhiều tháng nay do dịch bệnh, nhiều chủ homestay không còn đủ sức “gánh” chi phí và khoản nợ ngân hàng nên đành buốt ruột rao bán giá lỗ mong sớm tìm được người mua.

Vài năm gần đây, không ít người đã mạnh tay xuống tiền từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng để đầu tư homestay ở những vùng như Ba Vì, Hòa Bình, Sơn La…

homestay
Dịch bệnh kéo dài, không đủ sức “gánh” nợ ngân hàng nên nhiều chủ homestay đành rao bán lỗ tiền tỷ. (Ảnh: Infonet)

Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, dịch bệnh lần thứ tư lại bất ngờ ập tới và kéo dài đến nay chưa dứt khiến hoạt động du lịch đã gặp khó khăn nay lại chồng thêm khó khăn. Trải qua 2 năm vắng khách bởi dịch bệnh nhưng chi phí vận hành homestay thì vẫn phải trang trải đều hàng tháng dù không có doanh thu. Đến nay, khi đã “ngấm” đòn, không còn sức để gánh nợ nên nhiều chủ homestay buộc phải rao bán, thậm chí bán lỗ để sớm có khách mua.

Đơn cử, chủ một homestay ở Ba Vì (Hà Nội) đang rao bán cả khu rộng 2.000m2, đã có sẵn nhà sàn, ao cá, công trình phụ và nhiều cây ăn quả đến độ thu hoạch. Với lý do cần tiền bán gấp nên rao giá bán thu về là 3,7 tỷ đồng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giải mã nguồn cơn khiến bất động sản Hòa Bình “bứt tốc”

Vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản Hoà Bình ghi nhận những tín hiệu tích cực. Hàng loạt dự án với quy mô cả trăm héc-ta và tổng mức đầu tư nghìn tỷ đồng được cấp phép, đi vào triển khai thi công xây dựng và đã có nhiều thời điểm tạo ra cơn “sốt” trong giới đầu tư bất động sản.

Theo thống kê tìm kiếm, Hoà Bình nổi lên như một hiện tượng, lượng quan tâm tăng mạnh đặc biệt là với bất động sản, nhất là ở các khu vực như: TP. Hoà Bình, huyện Lương Sơn, Kim Bôi… Khảo sát cho thấy, riêng khu vực TP. Hoà Bình giá đất hàng năm tăng trung bình khoảng 10 – 15%, các huyện còn lại tăng 10%.

Thị trường bất động sản Hòa Bình hiện nay có nhiều loại hình sản phẩm cho các nhà đầu tư lựa chọn. Đặc biệt, tại khu vực TP. Hòa Bình, đất thổ cư và đất nền dự án có vị trí đẹp là ưu tiên của các “thượng đế”. Riêng khu vực huyện Kim Bôi và Lương Sơn, với địa hình đồng bằng và núi thấp, nhiều khe suối, sông hồ tự nhiên và cách Hà Nội chỉ 30 – 40km, rất thuận lợi để phát triển nghỉ dưỡng ven đô.

Xem thông tin chi tiết tại đây

PGS. TS Bùi Thị An: “Thiếu khung pháp lý, dựa vào đâu để quản lý khu công nghiệp sạch?”

Đó là nhận định của PGS.TS. Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng khi bàn luận về câu chuyện phát triển “khu công nghiệp sạch”.

PV: Hiện có nhiều dự án mới mang tên “KCN sạch”, nhưng theo tìm hiểu thì trong các quy định, pháp lý hiện tại chưa có quy định rõ ràng về “KCN sạch”. Điều này đang đặt ra nhiều lo ngại trong việc triển khai và quản lý loại hình này, bà nhìn nhận như thế nào?

khái niệm khu công nghiệp sạch

PGS.TS. Bùi Thị An: Trong thời gian gần đây, có nhiều dự án những KCN mang tên KCN xanh, sạch nhưng thực tế cho đến nay tôi chưa thấy có các tiêu chí cụ thể để đánh giá như thế nào là khu công nghiệp sạch, “sạch” về môi trường đất, nước và không khí, hay sạch trong khu làm việc hay sản phẩm sạch, sản xuất sạch… (hay là đã có nghị định nào của Chính phủ quy định mà chúng tôi chưa biết). 

Nếu có KCN sạch là tốt, cần thiết và đây cũng là mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, do đó, cần phải làm rõ tiêu chí cụ thể để đánh giá, kiểm định và có cơ chế quản lý, quy trách nhiệm rõ ràng. Ai là người phê duyệt, ai giám sát, ai đánh giá, ai quản lý… loại hình này?

Nếu không có quy định cụ thể mà cứ thế triển khai thì sẽ rất nguy hiểm. Trên thực tế có nhiều cụm công nghiệp ban đầu xác định các tiêu chí sạch nhưng đến cuối lại gây ô nhiễm, gây bức xúc cho người dân bởi vì không biết dựa vào đâu để kiểm định chất lượng. Nếu không dựa trên quy định chung, thì doanh nghiệp cứ mạnh ai nấy làm. Tự xưng là khu công nghiệp sạch còn chất lượng thực tế có chuẩn “sạch” không thì khó để xác định và cũng khó quy trách nhiệm nếu nó không “sạch”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Phát triển TP. Quảng Ngãi cơ bản đạt chuẩn đô thị loại I vào năm 2030

Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thông qua Nghị quyết về đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo động lực cho phát triển giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo.

Theo đó, giai đoạn 2021 – 2025, Quảng Ngãi sẽ tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, với một số công trình hiện đại, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đối khí hậu, thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Ngãi trở thành tỉnh phát triển khá của miền Trung.

Xem thông tin chi tiết tại đây

CBRE: Diện tích hấp thụ văn phòng cho thuê tại Việt Nam dần khả quan

Theo nhận định của các chuyên gia CBRE, thị trường bất động sản tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ tiếp tục phục hồi trong các quý còn lại của năm 2021.

Hoạt động đầu tư tăng trưởng đáng kể, giá thuê bán lẻ bình ổn trong năm 2022, nhu cầu thuê văn phòng cũng dần phục hồi.

Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu cho thuê cũng ghi nhận những tín hiệu khả quan, với lượng diện tích hấp thụ tại TP.HCM và Hà Nội trong 2 quý đầu của năm 2021 đã gần bằng mức trước đại dịch.

Các chuyên gia của CBRE nhận xét, điều này được xem là sự cải thiện rõ rệt, nếu so với tỷ lệ hấp thụ ở ngưỡng âm của năm 2020.

Tuy nhiên, thị trường những tháng cuối năm 2021, phân khúc này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức bởi Việt Nam đang tiếp tục áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát dịch bệnh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nguồn: Realtimes.vn
Bạn cũng có thể thích