Bất động sản 24h: Dòng tiền quay về bất động sản trong quý cuối năm?

Dòng tiền quay về bất động sản trong quý cuối năm?

Các tháng gần đây do giãn cách xã hội nên dòng tiền không trực tiếp chảy vào bất động sản mà tập trung vào chứng khoán. Dự báo trong quý cuối năm, dòng tiền đầu tư sẽ quay trở lại bất động sản.

Báo cáo mới nhất của Batdongsan.com.vn cho thấy, trong quý III/2021, mức độ quan tâm đến thị trường bất động sản sụt giảm khá mạnh do diễn biễn phức tạp của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư kéo dài. Theo dữ liệu lớn của Batdongsan.com.vn, nguồn cung và nhu cầu trên thị trường giảm khá mạnh trong tháng 7 và tháng 8.

Môi giới bất động sản tất bật tranh thủ dẫn nhà đầu tư đi xem đất
Môi giới bất động sản tất bật tranh thủ dẫn nhà đầu tư đi xem đất

Cụ thể, lượng tin đăng và mức độ quan tâm đến bất động sản toàn trang giảm lần lượt 22% và 12% trong tháng 7. Tháng 8 tiếp tục có mức giảm sâu hơn, lần lượt là 58% và 27% so với tháng liền trước.

Các tỉnh/thành có mức giảm mạnh nhất trong tháng 7 là Phú Yên (37%), Bình Dương (35%), Đồng Nai (35%), TP.HCM (33%), Khánh Hòa (32%) và trong tháng 8 là Đà Nẵng (49%), Bình Dương (40%), Hà Nội (36%), Đồng Nai 35%). Đây đều là những khu vực có số ca nhiễm Covid-19 lớn nhất cả nước.

Loại hình bất động sản có mức sụt giảm mạnh nhất cả về nguồn cung và nguồn cầu là nhà riêng/nhà mặt phố, căn hộ chung cư và đất nền. Trong tháng 8, Hà Nội có mức giảm mạnh ở cả hai thị trường bất động sản bán và cho thuê so với TP.HCM, mức giảm lần lượt của hai khu vực là 36% và 17% so với tháng 7.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Quy định pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một hình thức góp vốn có những đặc điểm riêng so với các hình thức góp vốn bằng tài sản khác.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh quyền sử dụng đất, sự lựa chọn hình thức sử dụng đất, nguồn gốc và phương thức thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ thể sử dụng đất đối với Nhà nước mà quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất của chủ thể sử dụng đất được xác lập. Các quy định pháp luật điều chỉnh hình thức góp vốn này được quy định chủ yếu tại Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Xem thông tin chi tiết tại đây

2 rủi ro và 3 cơ hội của ngành bất động sản khu công nghiệp 

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chịu những tác động mạnh mẽ từ dịch bệnh, thì vẫn tồn tại những rủi ro đáng kể song hành cùng những cơ hội đối với ngành bất động sản khu công nghiệp Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có 286 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động với tổng diện tích là 57,3 nghìn hecta (31/5/2021). Diện tích đất đi vào hoạt động gia tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2020 với tốc độ tăng trung bình 11%/năm.

bất động sản khu công nghiệp

Nguồn cung tiếp tục mở rộng trong nửa đầu năm 2021 với mức tăng số KCN và diện tích đất so với cùng kỳ 2020 lần lượt đạt 17% và 23%. Cụ thể, nhiều KCN đã được triển khai mở mới tại các tỉnh như Bắc Ninh với 6 dự án, nổi bật là KCN Thuận Thành I; Bắc Giang với 6 dự án, trong đó nổi bật là KCN Quang Châu mở rộng của Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC); Hải Phòng với 14 dự án, trong đó các dự án KCN Nam Tràng Cát, Thuỷ Nguyên; Long An với 9 dự án, nổi bật là Nam Tân Tập – KBC; Vũng Tàu với 7 dự án, trong đó nổi bật là KCN Phú Mỹ 3 mở rộng của Tổng Công ty Idico – CTCP (IDC) và KCN Đất Đỏ II của Tổng Công ty Tín Nghĩa – CTCP (TID).

Theo Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), so với tương quan trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam ở vị thế dẫn đầu về tổng số khu công nghiệp đang hoạt động với số lượng chiếm 1/3.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản kỳ vọng sẽ phục hồi vào quý IV/2021 nhờ lực cầu mạnh

Các doanh nghiệp và nhà đầu tư hy vọng rằng, trong quý IV/2021, chúng ta sẽ nhìn thấy sự trở lại và hồi phục của thị trường bất động sản, có thể không mạnh nhưng sẽ có những diễn biến tích cực hơn.

Một trong những điều mà các nhà đầu tư đang quan tâm nhất lúc này là bao giờ thị trường bất động sản sẽ sôi động trở lại và phân khúc nào sẽ là lựa chọn phù hợp để đầu tư? Reatimes ghi lại chia sẻ của ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam về vấn đề này.

Dịch Covid-19 diễn ra trong gần 2 năm qua đã tác động rất nghiêm trọng đến thị trường bất động sản. Tại các công trường, dự án đều phải đình trệ, dừng triển khai do giãn cách xã hội kéo dài. Người dân ở đâu thì ở yên tại đó, không đươc đi lại trong khi nhiều nhà đầu tư vẫn ngại xuống tiền qua hình thức online, khiến các giao dịch trên thị trường bị giảm sút, thanh khoản chậm lại.

Trong đợt bùng phát dịch đầu tiên vào năm 2020, theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ giao dịch trên thị trường chỉ tương đương 14% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường khi ấy gần như đang rơi vào trạng thái “ngỡ ngàng” bởi lần đầu gặp phải một khó khăn như vậy.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhà riêng tại TP.HCM tăng giá bất chấp dịch bệnh

Bất chấp tác động của dịch bệnh, nhà liền kề và biệt thự tại TP.HCM vẫn được quan tâm và tăng giá do nguồn cung khan hiếm.

Sự thay đổi về không gian và thói quen làm việc, sinh hoạt của người dân sau đại dịch Covid-19 tác động mạnh lên thị trường bất động sản nhà ở với những yêu cầu cao về không gian sống.

Trong khi tại nhiều nước, số lượng giao dịch đã tăng đáng kể trong nửa đầu thì lượng giao dịch nhà ở tại Việt Nam lại ghi nhận mức giảm.

Theo số liệu của Savills Research, tại TP.HCM, số lượng giao dịch biệt thự và nhà liền kề trong quý II/ giảm 33% theo năm. Những lý do tác động có thể kể đến như người mua trở nên thận trọng hơn trước dịch bệnh, nguồn cung hạn chế hơn và số lượng tồn kho có là tài sản có giá thành cao.

Nguồn cung hạn chế đồng thời khiến gia tăng khi các đợt mở bán bị hoãn và vấn đề pháp lý tồn đọng của một vài dự án.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nguồn: Realtimes.vn
Bạn cũng có thể thích