Bất động sản 24h: Điêu đứng vì đầu tư căn hộ nghỉ dưỡng
Điêu đứng vì đầu tư căn hộ nghỉ dưỡng
Có người đã dốc hết số tiền tích góp trong nhiều năm, vay thêm ngân hàng và thậm chí còn bán luôn căn nhà đang ở để đầu tư căn hộ nghỉ dưỡng. Thế nhưng, dịch bệnh ập đến đã khiến họ lao đao, không biết xoay xở thế nào với khoản lãi hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng từ đầu năm 2020, lúc dịch bệnh Covid-19 vừa bùng phát. Nhưng phải đến giữa năm 2020 và đầu năm 2021 phân khúc này mới “thấm đòn”.
Những đợt bùng phát ngày càng nghiêm trọng hơn đã khiến Chính phủ phải liên tục thực hiện các lệnh giãn cách. Đặc biệt, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 này đã khiến thị trường Bất động sản nghỉ dưỡng gần như ngưng trệ khi ngành du lịch bị “đóng băng” hoàn toàn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giá vật liệu xây dựng “leo thang“: Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, người dân cùng điêu đứng!
Bên cạnh tác động do dịch Covid-19, giá một số mặt hàng vật liệu xây dựng có sự biến động mạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thi công xây dựng các dự án và đặc biệt là giá nhà cũng “leo thang”.
Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, đã và đang tạo ra những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội ở khắp nơi trên toàn thế giới. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, gây gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Theo đó, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) ở trong nước đều có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây đã tác động tiêu cực đến các hoạt động xây dựng. Tại một số tỉnh thành phố, một số mặt hàng chưa được kiểm soát tốt, đặc biệt với mặt hàng thép xây dựng có mức trượt giá rất lớn, biến động liên tục, có thời điểm giá tăng theo từng ngày.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản nửa cuối năm 2021: Đi tìm toạ độ hấp dẫn nhà đầu tư
Dần rời bỏ thị trường bão hòa, các nhà đầu tư bất động sản đang tìm đến những tọa độ mới giàu tiềm năng, nơi có quỹ đất lớn, giá còn thấp và đang đầu tư hạ tầng mạnh mẽ.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản, mặc dù bị ảnh hưởng mạnh từ dịch Covid-19 trong lần bùng dịch lần thứ 4 nên thị trường sụt giảm, giao dịch từ các dự án bất động sản cũng giảm mạnh. Một số tỉnh thành điển hình như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh phúc trước đó vẫn sôi động nhưng gần như đóng băng khi dịch bùng phát vào cuối tháng 4, đầu tháng 5. Các tỉnh còn lại cũng ghi nhận giao dịch nhỉnh hơn đôi chút, tuy nhiên, giao dịch phần lớn đạt được là từ các dự án đấu giá đất.
Một số địa phương ghi nhận nguồn cung và giao dịch nổi bật có thể kể đến như Hải Phòng khi tiêu thụ khoảng 300 căn hộ nhà ở xã hội, 100 căn chung cư. Giá ghi nhận trong trung tâm thành phố từ 40 – 60 triệu đồng/m2, các dự án ven đô khoảng 15 triệu đồng/m².
Tương tự, tại Quảng Ninh, tiêu điểm thị trường này trong thời gian qua là dự án của Tập đoàn Sun Group với khoảng 3.000 sản phẩm căn hộ cao cấp được đưa ra thị trường. Đặc biệt, chỉ trong hơn 1 tháng đã hấp thụ gần 1.500 sản phẩm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nghề môi giới bất động sản xoay chuyển trong bối cảnh Covid-19 khó lường
Lần bùng dịch thứ 4 kéo dài trên nhiều tỉnh thành đã khiến các sàn giao dịch bất động sản chưa kịp phục hồi hoàn toàn từ những lần bùng phát dịch trước, nay phải chịu tác động nặng nề hơn.
Năm 2006, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản đầu tiên và từ đây có các hoạt động đầu tư, mua bán, chuyển nhượng bất động sản hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản. Trong đó, nghề môi giới bất động sản cũng được khai sinh và lần đầu tiên nghề môi giới bất động sản tại Việt Nam được thừa nhận, địa vị pháp lý của nhà môi giới được công nhận rõ ràng hơn trong xã hội.
Đến năm 2014, Quốc hội ban hành Luật Kinh doanh Bất động sản mới, trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị của Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2006 và sửa đổi bổ sung những bất cập trong quá trình thực thi luật cũ. Qua đó, hoạt động môi giới bất động sản được quy định khá cởi mở, ít bị giới hạn bởi các điều kiện khắt khe như Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2006.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Có ít tiền, đầu tư bất động sản ở đâu?
Nếu có số vốn mỏng, chắc chắn nhà đầu tư không thể chọn bất động sản (BĐS) ở trung tâm hoặc ven trung tâm. BĐS tỉnh là lựa chọn trong bối cảnh nguồn cung cũng như khoảng cách di chuyển thuận lợi như hiện nay.
Tại buổi tọa đàm mới đây, đặt câu hỏi, với số vốn ít, nhà đầu tư nên chọn BĐS ở khu vực nào?
Chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang chia sẻ, tỉnh ven Sài Gòn có nhiều nơi để lựa chọn đầu tư. “Nếu để mua một BĐS gần TP.HCM, với số vốn ít, tôi nghĩ Long An là hợp lý”, ông Quang cho hay.
“Còn nếu để mua một BĐS chờ cơ hội sau dịch, tôi sẽ mua lô đất 3.00 – 5.000m2, trong đó có khoảng 300m2 đất thổ cư ở khu vực Hồ Tràm để đầu tư”, vị chuyên gia này chia sẻ.
Xem thông tin chi tiết tại đây