Bất động sản 24h: Bóc mẽ thêm các chiêu trò “cò“ bất động sản “móc túi“ người mua nhà
Bóc mẽ thêm các chiêu trò “cò” bất động sản “móc túi” người mua nhà
Người mua nhà thường ít thông tin nên dễ dàng bị các đối tượng “cò” bất động sản làm ăn gian dối “móc túi” số tiền lớn.
Đang có nhu cầu mua nhà, anh Đỗ Quang Huy (Thanh Xuân, Hà Nội) đã tìm kiếm rất nhiều hội nhóm bất động sản trên mạng xã hội. Không khó để anh tìm kiếm được thông tin về những căn nhà đúng các tiêu chí mà gia đình anh mong muốn. Thậm chí, nhà rẻ hơn so với giá thị trường cũng có nhiều trên các hội nhóm này.
Thế nhưng, khi đến xem nhà, anh Huy mới “ngã ngửa” bởi tình trạng công trình hoàn toàn khác xa so với mô tả trên mạng.
“Các bài đăng miêu tả nhà có 4 tầng, đẹp, ngõ to, ô tô tránh nhau, giá chỉ 70 triệu đồng/m2. Song thực tế, nhà nằm sâu trong một ngõ nhỏ. Diện tích và chất lượng hoàn toàn khác trên mạng”, anh Huy nói và cho biết, sau khi tìm hiểu, anh mới biết đây là chiêu trò dụ khách của đội “cò” bất động sản. Thậm chí, số điện thoại của anh bị lưu vào tệp dữ liệu khách hàng và liên tục gọi điện cho anh Huy giới thiệu mua nhà khác.
Xem thông tin chi tiết tại đây
HoREA cảnh báo rủi ro khi đặt cọc mua bán bất động sản
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng góp ý dự thảo Thông tư về phát triển, quản lý nhà ở.
Theo HoREA, Luật Nhà ở 2014 cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được kinh doanh sản phẩm trong dự án (Điều 25) nhưng chủ đầu tư cũng phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng kinh doanh sản phẩm (Điều 26).
Luật Đất đai 2013 cũng cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô bán nền sau khi đã hoàn thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và nghĩa vụ tài chính về đất đai (Điều 194).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thanh tra Chính phủ “phanh phui” loạt sai phạm về quản lý đất đai, xây dựng tại Hà Nội
Hàng loạt sai phạm tại các dự án sử dụng nguồn vốn, ngân sách, nguồn vốn vay… ở Hà Nội khiến ngân sách Nhà nước thất thu hàng nghìn tỷ đồng đã được Thanh tra Chính phủ công bố và quy rõ trách nhiệm.
Tổng Thanh tra Chính phủ vừa công bố Kết luận thanh tra về một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP. Hà Nội (giai đoạn 2003 – 2016) và kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo xử lý sau thanh tra của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.
Theo Kết luận thanh tra, trong giai đoạn 2003 – 2016, UBND TP. Hà Nội và các sở, ngành, đơn vị của TP đã tích cực đưa các cơ sở sản xuất trong khu vực nội thành không còn phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị hoặc gây ô nhiễm môi trường ra khu vực ngoại thành phù hợp với quy hoạch, để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất phát triển ổn định lâu dài; đồng thời chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án, trong đó chủ yếu là các dự án phát triển kinh tế (văn phòng, nhà ở; khách sạn; trung tâm thương mại, dịch vụ; bãi đỗ xe có thu tiền)…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sai phạm xây dựng và hệ lụy từ hình thức “tiền trảm, hậu tấu”
Theo chuyên gia, với một dự án nếu đã có nhiều nghi ngờ trong dư luận thì cơ quan chức năng cần xem xét, xác minh, làm rõ, công khai quá trình đấu thầu, chỉ định nhà đầu tư để tránh sự hoài nghi không đáng có.
Dự án Khu biệt thự và nhà phố vườn Vạn Tuế – Sago Palm Garden Hưng Yên mới chỉ được đồng ý về mặt chủ trương làm nhà ở và mở rộng diện tích nhưng Công ty Đại Hưng đã xây dựng 200 căn biệt thự, nhà phố và mở bán. Chủ đầu tư ký hợp đồng hợp tác đầu tư, mua bán nhà ở với khách hàng, thu hơn 244 tỷ đồng. Dự án sau đó đã bị thanh tra chỉ ra hàng loạt sai phạm liên quan đến xây dựng và kinh doanh bất động sản, tuy nhiên, chủ đầu tư chỉ bị xử phạt 290 triệu đồng (tháng 3/2020).
Mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên đã tổ chức kêu gọi nhà đầu tư để thực hiện dự án này (trong khi dự án đã xây dựng thô 200 căn biệt thự), chỉ có một nhà đầu tư duy nhất tham gia và cũng là đơn vị trúng thầu, đó là Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland (Công ty TDH Ecoland). Theo tìm hiểu của báo chí, công ty này có quan hệ mật thiết với chủ cũ của dự án là công ty Đại Hưng (Bố – Con).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giá thuê giảm tới 50%, lộ rõ nỗi khổ chưa từng có của “đại gia” sở hữu đất vàng
Nhiều chủ mặt bằng ban đầu không giảm giá thuê, hoặc chỉ giảm rất ít, thì cuối cùng cũng phải chấp nhận xuống giá 20 – 30%, thậm chí 50% nhưng vẫn “mỏi mắt” tìm khách thuê.
Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã có những tác động vô cùng lớn tới thị trường bất động sản. Một trong những phân khúc “ngấm đòn” nặng nhất là nhà phố, mặt bằng cho thuê – những nơi vốn được cho là “đất vàng”, hái ra tiền khi dịch chưa ập đến.
Ông Nguyễn Ngọc Tý – Giám đốc điều hành Công ty TNHH Nón Sơn – cho biết đến nay hầu hết cửa hàng đã phải đóng cửa tạm thời do giãn cách. Xưởng sản xuất của công ty ở Hóc Môn, TP.HCM và một số nhà máy vệ tinh ở Long An cũng đã phải đóng cửa. Cả nước hiện chỉ còn khoảng 39 trên tổng số 207 cửa hàng còn hoạt động.
Để gỡ khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp khi phải đóng cửa hàng triền miên, ông Tý cho biết, công ty phải rất nỗ lực trong việc thuyết phục các chủ nhà san sẻ gánh nặng mặt bằng.
Xem thông tin chi tiết tại đây