Bao dung của mẹ cha nâng bước con trưởng thành
Bao dung của mẹ cha nâng bước con trưởng thành
Suy cho cùng con cái cũng chỉ là một tờ giấy trắng chờ cha mẹ tô vẽ, cha mẹ càng bao dung thì bức tranh càng đẹp.
Mạng xã hội từng lan truyền một đoạn video khiến người xem vừa tức giận, vừa buồn cười.
Người mẹ đang đứng ở cửa với cặp sách trên lưng, trong khi cô con gái mặc đồng phục đang nhìn vào gương ngắm nghía một cách điềm tĩnh.
Cô con gái chậm rãi di chuyển, sau khi mặc xong bộ đồng phục học sinh, từ từ cầm huy hiệu của trường đeo lên cổ, sau đó sửa sang lại trang phục, cuối cùng cầm khẩu trang đeo vào.
Trong suốt quá trình, người mẹ đứng bên chờ đợi, lo lắng đưa tay lên nhìn đồng hồ, nhưng từ đầu đến cuối vẫn không thúc giục con gái, tôn trọng và cho con gái có đủ thời gian bởi tính chậm chạp của mình.
Trên thực tế, hầu hết các bậc cha mẹ không thể chịu đựng được sự lề mà lề mề của con mình, cảm thấy rằng điều đó không chỉ lãng phí thời gian mà còn là một khuyết điểm cần phải sửa chữa.
Nhưng có đứa con nào hoàn hảo?
Mỗi đứa trẻ đều có ít nhiều khuyết điểm, mức độ bao dung của cha mẹ có thể quyết định hướng đi sau này của trẻ.
Vở kịch nổi tiếng của Shakespeare “Người lái buôn thành Venice” nói rằng lòng khoan dung giống như cơn mưa phùn trên bầu trời nuôi dưỡng trái đất. Nó ban phước cho người bao dung và cũng ban phước cho người được bao dung.
Suy cho cùng con cái cũng chỉ là một tờ giấy trắng chờ cha mẹ tô vẽ, cha mẹ càng bao dung thì bức tranh càng đẹp.
Nếu cha mẹ không thể dung thứ cho những khuyết điểm, dễ dàng tìm ra lỗi của trẻ, điều này không có lợi cho việc duy trì mối quan hệ cha mẹ – con cái mà còn làm trẻ suy giảm lòng tự tin, khiến trẻ mất đi động lực và chí hướng để tiến về phía trước.
Ảnh minh họa.
Cha mẹ càng khoan dung, con cái càng tự tại
Con trai tôi là một đứa trẻ siêu bướng bỉnh, không ai có thể thay đổi những điều nó đang làm, kể cả khi tôi nhắc nhở nó là sai, nó vẫn phải làm theo ý mình và kiên quyết không thay đổi.
Có lần, bé ngồi trên thảm để lắp ghép Lego nhưng một bộ phận không thể ghép lại với nhau, lo lắng đến mức òa khóc và gọi tôi: “Mẹ ơi, sao con không ghép lại được?”.
Tôi vội vàng ngồi bên cạnh định lấy Lego ra nghiên cứu, nhưng cậu bé lập tức quay lại nói: “Con muốn tự làm, không tin là không làm được!”
Vì không cần tôi giúp nên tôi định vào bếp để tiếp tục làm việc nhưng thằng bé giữ tôi lại. Lúc đó tôi hơi tức giận, điều này chẳng phải đang làm mất thời gian của tôi hay sao?
Con trai tôi vẫn cố gắng tự mình mân mê lắp ráp một lúc, nhưng nỗi tức giận trong lòng tôi đã biến mất, bởi vì tôi biết rằng con trai tôi lúc này giống hệt như khi tôi còn nhỏ.
Tôi nhớ ngày xưa một lần vì không làm được đề bài nên buộc mình phải suy nghĩ, mẹ gọi cơm trưa cũng không nghe, mẹ không mắng mà chỉ bảo: “Vậy con làm trước đi, mẹ để dành cơm cho con”.
Chính vì mẹ đã che chở cho sự ương ngạnh của tôi nên khi lớn lên tôi dám là chính mình hơn, giờ tôi chỉ cần ở bên cạnh con trai và lặng lẽ xem con làm những gì mình muốn.
Cha mẹ không nên cầm kính lúp và vơ đũa cả nắm vào những khuyết điểm của con cái mà nên cho con tự do tối đa, cho phép những vấn đề nhỏ nhặt của con tồn tại, đó mới là tình yêu thương con tốt nhất.
Tờ Spinoza của Nga cho rằng trái tim con người không bị chinh phục bởi vũ lực, mà bị chinh phục bởi tình yêu và lòng bao dung. Cách để cha mẹ thu phục được con cái là đừng bao giờ đánh đập, mắng mỏ, trừng phạt mà hãy khoan dung và chờ đợi, để khi con cái lớn lên, chúng biết cách không ngừng sửa đổi bản thân, đó mới chính là sự trưởng thành thực sự của đứa trẻ.
Ảnh minh họa.
Đừng phóng đại những sai lầm và thiếu sót của con
Khi con loanh quanh vừa nghịch cục tẩy vừa làm bài tập, nhiều bậc cha mẹ có thể thấy khó chịu mà quát mắng con.
Cha mẹ có thể vuốt ve lưng trẻ, nhắc trẻ ngồi thẳng lưng, sau đó yêu cầu trẻ cất cục tẩy đi, lưu ý không được buộc tội hay đánh đập, mắng mỏ trẻ, nếu không chắc chắn trẻ sẽ càng nghịch hơn.
Hãy cố gắng giải quyết những lỗi lầm, khuyết điểm của trẻ càng nhỏ nhẹ càng tốt, cha mẹ càng bình tĩnh thì trẻ sớm nhận ra khuyết điểm.
Đặc biệt đối với những bậc cha mẹ thiếu kiên nhẫn, không được coi thường vấn đề của con mình, thay vào đó phải quan sát, kiểm tra nhiều hơn, khi xác định được vấn đề của trẻ thực sự cần phải sửa chữa thì cũng chưa muộn để có biện pháp xử lý.
Cha mẹ nên làm gương nhiều hơn
Bất kỳ vấn đề và khó khăn nào của con trẻ, đều có thể tìm thấy ở cha mẹ. Chỉ cần cha mẹ cố gắng hết sức trước mặt trẻ, trẻ sẽ thấy được điều đó và học cách hành động.
Sự bao dung của cha mẹ là niềm tin để con cái trưởng thành
Ngoài việc kiên định nguyên tắc đúng sai, cha mẹ cần cho con cái cơ hội lý giải và chấp nhận hơn, cho phép những cá tính nhỏ của trẻ tồn tại, bao dung cho những khuyết điểm và lỗi lầm nhỏ nhặt của trẻ.
Thử tưởng tượng nếu một đứa trẻ luôn run sợ trước mặt cha mẹ thì làm sao dám đến gần cha mẹ?
Hy vọng rằng tất cả trẻ em đều có thể lớn lên trong bầu không khí bao dung của cha mẹ, có một tuổi thơ hạnh phúc hơn và một tương lai với những kỳ vọng không giới hạn.