Bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong mọi tình huống

(Xây dựng) – Chia sẻ này được đại diện Bộ Công Thương trả lời báo giới tại cuộc họp báo thường kỳ quý IV năm 2022 vào chiều ngày 12/10. Dưới sự chỉ trì của Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, đại diện các đơn vị thuộc Bộ đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan tới các lĩnh vực Bộ Công Thương quản lý.

bao dam nguon cung xang dau cho thi truong trong moi tinh huong

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, thông tin, trong 9 tháng năm 2022, kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, thách thức do những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid -19. Cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina, lạm phát duy trì ở mức cao, nhất là ở châu Âu và Mỹ. Bên cạnh đó, xu hướng tăng lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia; thời tiết diễn biến bất thường ở nhiều châu lục, tạo lực cản lớn đối với sự hồi phục kinh tế toàn cầu và những căng thẳng mới đối với chuỗi cung ứng, đồng thời tạo áp lực lạm phát mạnh hơn.

Trên cơ sở quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã quán triệt, cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch hành động, đặc biệt là bám sát diễn biến dịch bệnh và tình hình biến động của kinh tế thế giới để linh hoạt trong điều hành, tập trung rà soát, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, nhanh chóng những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển.

Tuy nhiên, bức tranh kinh tế – xã hội 9 tháng trong nước có nhiều khởi sắc ở hầu hết các lĩnh vực. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý III/2022 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước, nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao hơn trước khi dịch Covid-19 xảy ra như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa… là những yếu tố tích cực tác động đến chỉ số sản xuất công nghiệp và thương mại trong nước tăng cao.

Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương báo cáo về tình hình chung tháng 9, báo giới đã có các câu hỏi tập trung vào những lĩnh vực thuộc Bộ Công Thương quản lý, đặc biệt tập trung vào một số vấn đề đang được dư luận quan tâm như công tác quản lý xăng dầu, vấn đề về số lượng thương nhân đầu mối,…

Cụ thể đối với mặt hàng xăng dầu, báo cáo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam nêu rõ, kế hoạch sản xuất xăng dầu của 02 Nhà máy lọc dầu trong nước gồm Nghi Sơn và Bình Sơn trong 3 tháng cuối năm dự kiến sản xuất 4,4 triệu m3, chiếm 80% tổng nhu cầu (hiện 02 nhà máy đều đang vận hành ở công suất tối đa, Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn dự kiến sẽ vận hành ở mức công suất 105% trong quý IV năm 2022). Lượng còn lại sẽ nhập khẩu để bảo đảm cung ứng cho thị trường. Về cơ bản, lượng sản xuất và nhập khẩu như trên theo đúng kế hoạch đã phân giao thực hiện cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để cân đối cung cầu từ đầu năm 2022. Nguồn cung xăng dầu trên thị trường mặc dù có nhiều khó khăn nhưng cơ bản vẫn được cung ứng đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Tại một số địa bàn khu vực phía Nam có hiện tượng các cửa hàng xăng dầu đóng cửa, ngừng bán hàng.

Trên cơ sở đánh giá khả năng cung cấp từ nguồn sản xuất trong nước, Bộ Công Thương cho biết sẽ có kịch bản điều hành cụ thể nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, bảo đảm an ninh năng lượng, không để xảy ra thiếu hụt nguồn cung trong mọi tình huống.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích