Bão Boris gây thiệt hại tại nhiều nước Đông và Trung Âu

Bão Boris gây thiệt hại tại nhiều nước Đông và Trung Âu

Ít nhất 17 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị mất tích do ảnh hưởng của bão Boris khiến mực nước nhiều con sông ở Trung Âu dâng cao, gây lũ lụt trên diện rộng tại khu vực này.

Gió mạnh và lượng mưa lớn bất thường đã xảy ra tại nhiều vùng ở Áo, Cộng hòa Séc, Ba Lan và Romania kể từ ngày 12/9.  Mưa đã làm ngập đường phố và nhấn chìm toàn bộ khu dân cư ở một số địa phương, đồng thời làm gián đoạn giao thông công cộng và điện ở những khu vực khác của Trung Âu. Theo số liệu thống kê mới nhất, lũ lụt đã khiến ít nhất 17 người thiệt mạng, trong đó 7 người ở Romania, 4 người ở Ba Lan, 3 người ở Áo và 3 người ở Cộng hòa Séc. Hiện  nhiều người vẫn đang mất tích.

tm-img-alt
Lực lượng cứu hộ đưa người dân ra khỏi một con phố bị ngập lụt sau trận mưa lớn ở Jesenik (Cộng hòa Séc). Ảnh: Reuters

Theo cơ quan dự báo thời tiết, chỉ 4 ngày qua, một số khu vực ở Áo đã phải hứng chịu lượng mưa gấp năm lần lượng mưa trung bình trong cả tháng 9. Lũ lụt đã làm vỡ 12 con đập, khiến các dòng sông đầy bùn chảy xiết, trong khi hàng nghìn hộ gia đình không có điện và nước. Một số khu vực vẫn bị cô lập và hàng trăm người đã được sơ tán bởi trực thăng cứu hộ. Chính phủ Áo đã phải chi 300 triệu euro (330 triệu đô la) để khắc phục thảm họa lũ lụt này.

Tại Ba Lan, nước lũ cũng đã nhấn chìm thành phố Glucholazy ở khu vực giáp biên giới Cộng hòa Séc, buộc nhiều cư dân phải sơ tán khẩn cấp. Ngày 16/9, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết, nước này sẽ cung cấp khoản viện trợ trị giá khoảng 260  triệu USD để hỗ trợ các nạn nhân bị ảnh hưởng do mưa lũ nghiêm trọng.

Lũ lụt ở Ba Lan do ảnh hưởng của bão Boris đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 2.600 người phải sơ tán trong 24 giờ qua. Ở thành phố Klodzko, nhiều tuyến phố bị ngập úng và các cửa hàng vỡ kính cửa sổ. Nước lũ cũng đã nhấn chìm thành phố Glucholazy ở khu vực giáp giới Cộng hòa Séc, buộc nhiều cư dân phải tạm tránh trú trong một trường học.

Ngoài Ba Lan, một số quốc gia khác ở Đông và Trung Âu như Hungary, Áo, CH Séc, Romania và Slovakia cũng đã xuất hiện mưa lớn và gió mạnh kể từ ngày 12/9 do ảnh hưởng của bão Boris, gây vỡ đập và mất điện trên diện rộng. Ít nhất 14 người đã thiệt mạng do bão lũ, bao gồm cả 4 người ở Ba Lan.

Ở Tây Bắc Hungary, chính phủ đã triển khai hơn 350 binh sĩ để xây dựng rào chắn lũ, do nước sông Danube và các con sông trong lưu vực có nguy cơ dâng cao. Phát biểu tại cuộc họp của Nhóm đặc biệt phòng chống lũ lụt của Bộ Nội vụ Hungary, Thủ tướng Viktor Orban thông báo ông sẽ hoãn thực hiện tất cả các nghĩa vụ quốc tế của mình để ở lại ứng phó với bão Boris. Theo kế hoạch ban đầu, ông Orban sẽ có bài phát biểu tại Nghị viện châu Âu (EP) vào ngày 18/9 về chương trình nghị sự của Liên minh châu Âu (EU) trong thời gian Hungary nắm giữ cương vị chủ tịch.

Trong khi đó, tại bang Lower Austria ở Áo, bão lũ đã làm vỡ 12 con đập, tạo ra những dòng nước bùn chảy xiết, trong khi hàng nghìn hộ gia đình rơi vào cảnh mất điện và mất nước. Hiện một số cộng đồng vẫn đang bị cô lập và hàng trăm người bị mắc kẹt đã được trực thăng sơ tán.

Tại CH Séc, khoảng 119.000 hộ gia đình, chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, cũng đang sống trong cảnh không có điện. Nước sông Morava liên tục dâng cao trong đêm khiến thành phố Litovel chìm trong biển nước, nhiều trường học và cơ sở y tế phải đóng cửa. Tổng thống Séc Pavel đã kêu gọi người dân quyên góp để giúp đỡ các nạn nhân và khu vực chịu thiệt hại do trận lũ. 

Trong diễn biến đáng chú ý, hàng nghìn ngôi nhà bị hư hại và nhiều hộ gia đình ở Romania đang phải sống trong cảnh không có điện do ảnh hưởng của bão lũ. Tổng thống Romania Iohannis đã gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân, đồng thời cho biết, chính quyền đã lập các trại di tản và khẩn trương tiến hành công tác cứu hộ để giúp người dân đến nơi an toàn.

Các dịch vụ khẩn cấp đã giải cứu hàng trăm người tại 19 địa phương trên cả nước, đồng thời công bố video ghi lại cảnh những ngôi nhà bị ngập lụt tại một ngôi làng bên sông Danube.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã kêu gọi tinh thần đoàn kết hỗ trợ các khu vực chịu ảnh hưởng, đồng thời khẳng định Liên minh châu Âu (EU) sẽ hỗ trợ các nước bị thiệt hại bằng nhiều hình thức.   

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích