Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển

(Xây dựng) – Một chủ chương lớn của Tỉnh ủy Quảng Ninh về văn hóa được các cấp, các ngành sôi nổi thực hiện; đã và đang đi vào văn học nghệ thuật. Hoạt động văn học nghệ thuật làm sinh động thêm, sâu sắc thêm bản thể con người; khai thác tiềm năng con người, trở thành động lực để phát triển bền vững.

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đào Huy Toàn cho biết, Hội sẽ tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển văn học nghệ thuật; thực hiện ươm mầm, bồi dưỡng năng khiếu về văn học nghệ thuật.

Đó là Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 30/10/2023 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về “xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững”, mà Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đang triển khai trong các hoạt động Văn học Nghệ thuật, được các văn nghệ sĩ hưởng ứng.

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Nhà thơ Trần Nhuận Minh nêu, phát huy giá trị văn hóa cần chấn chỉnh lại những sai sót ở một số di tích lịch sử văn hóa và công tác bảo tồn – bảo tàng; chấn chỉnh tình trạng thương mại tín ngưỡng tôn giáo, làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh có 584 hội viên, ở 9 loại hình nghệ thuật; đồng thời với 13 Hội cấp dưới tỉnh gọi chung là cấp huyện; và các Chi hội chuyên ngành của các loại hình nghệ thuật thuộc Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Nhà văn Dương Hướng – Chủ tịch Hội đồng văn xuôi Hội nhà văn Việt Nam nêu, các Bộ làm công tác văn hóa sơ sở phải có tư duy văn hóa; văn hóa ứng xử phải được gieo mầm tính cách từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội để người Quảng Ninh “nói lời hay-cử chỉ đẹp”.

Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh xây dựng kế hoạch công tác phát triển văn học nghệ thuật theo tinh thần Nghị quyết số 17-NQ/TU của Tỉnh ủy theo 11 nội dung lớn. Theo Chủ tịch Hội Văn hóa nghệ thuật Đào Huy Toàn, ông trăn trở nhiều đến nội dung về đề xuất, tham mưu cho địa phương có cơ chế chính sách khuyến khích sáng tác văn học nghệ thuật; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng sáng tạo nghệ cho đội ngũ hội viên trẻ.

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
NSND Nguyễn Thanh Chắc nêu, sân khấu chèo đang có hai vấn đề tồn tại. Một là thiếu vắng kịch bản mang hơi thở thời đại; hai là cơ chế quản lý hoạt động nghệ thuật nhiều bất cập, không thu hút được lao động trẻ có tài năng nghệ thuật, thiếu nhạc công của nhạc cụ dân tộc; dẫn đến sân khấu chèo truyền thống thưa vắng khán giả.

Hội phối hợp với sở Văn hóa Thể thao, các Sở, ngành liên quan rà soát, đề xuất cơ chế chính sách phát triển văn hóa nghệ thuật, bao gồm đề xuất xây dựng Nghị quyết hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, văn nghệ sĩ tham gia, đoạt giải và thành tích xuất sắc tại các Cuộc thi, Liên hoan, Hội diễn quốc gia, quốc tế; đề xuất cơ chế đặt hàng các tác giả sáng tác những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao ở các thể loại như: Sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, văn học, nghệ thuật…

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Nhạc sĩ Lê Nguyên Thêm (tác giả bài hát cây cầu Bãi Cháy – cây đàn Hạ Long) nêu, đặt tên đường, tên phố và các công trình xây dựng vĩnh cửu cần tôn trọng lịch sử đã kết tinh thành giá trị văn hóa, không nên tùy tiện áp đặt ý chí chính trị đè lên trầm tích văn hóa.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình tổ chức Hội phù hợp với đặc thù của địa phương, đúng với quy định của pháp luật. Mô hình tổ chức Hội Văn học nghệ thuật địa phương trên tinh thần tinh gọn, tránh sự cồng kềnh, phô trương hình thức không cần thiết. Các hoạt động của Hội bám sát thực, chất lượng nghệ thuật có tính chuyên môn, tính sáng tạo, tính chuyên nghiệp cao. Các cấp Hội Văn học nghệ thuật của địa phương có mối quan hệ mật thiết với các Chi hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành của Trung ương tại địa phương. Văn học nghệ thuật bán sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, theo định hướng tư tưởng văn nghệ vị nhân sinh.

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Cấn Đình Loan nêu, tư chất người nghệ sĩ của mình là viết sử bằng ảnh. Sự chuyển mình của đô thị, làng bản; sự đổi mới quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất… đòi hỏi sự nhạy bén trong sáng tác nghệ thuật của người làm nghệ thuật.

Coi trọng nghệ thuật chất lượng cao, tổ chức các cuộc thi, triển lãm, trưng bày, trại sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Nội dung sáng tác trọng tâm về văn hóa, con người Quảng Ninh với giá trị đặc trưng con người Quảng Ninh “Bản lĩnh, Tự cường, Kỷ cương, Đoàn kết, Nghĩa tình, Hào sàng, Sáng tạo, Văn minh”; các giá trị đặc trưng của tỉnh “Thiên nhiên tươi đẹp, Văn hóa đặc sắc, Xã hội văn minh, Hành chính minh bạch, Kinh tế phát triển, Nhân dân hạnh phúc”.

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Chi hội trưởng Chi hội Điện ảnh – Truyền hình Quảng Ninh Vũ Thị Bích Hạnh nêu, Văn học nghệ thuật “lấy cái đẹp-dẹp cái xấu”. Mỗi tác phẩm là một bức tranh mỹ thuật, cái xấu chỉ là vết nhọ nhỏ trong vầng sáng lớn hướng đến “chân-thiện-mỹ” xây dựng con người mới.

Chú trọng khai thác và ứng dụng các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống để đưa vào các tác phẩm hiện đại. Hội Văn học nghệ thuật tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức 4 cuộc thi sáng tác âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn học về chủ đề về văn hóa, con người Quảng Ninh. Hội phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan trong việc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ vùng Mỏ” và các cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật theo chủ đề gắn với sự phát triển của tỉnh và hướng đến kỷ niệm 70 năm giải phóng khu Mỏ (25/4/1955-25/4/2025), 80 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025), 100 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930- 3/2/2030). Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động hàng tháng công bố tác phẩm văn học nghệ thuật mới, đã nhận được giải thưởng hoặc được công bố rộng rãi trong nước và quốc tế tại Trung tâm tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố.

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Nghệ sĩ Vùng mỏ, đạo diễn Vũ Phong Cầm nêu, Nghị quyết 17-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Ninh đi vào nghệ thuật Điện ảnh – Truyền hình. Hội Văn học nghệ thuật và Trung tâm Truyền thông của tỉnh cần có phương thức phối hợp giữa sáng tác với sản xuất phim và công bố tác phẩm.

Hội phối hợp với các hội chuyên ngành Văn học nghệ thuật Trung ương đăng cai tổ chức một số liên hoan văn học nghệ thuật quốc gia, quốc tế tại Quảng Ninh theo định kỳ, gắn với xúc tiến du lịch Quảng Ninh (Dự kiến năm 2024 tổ chức Liên hoan Nhiếp ảnh quốc tế “Tôi yêu Quảng Ninh”; năm 2025 tổ chức Liên hoan thơ quốc tế; năm 2026 tổ chức Liên hoan Âm nhạc quốc tế; năm 2027 tổ chức Liên hoan Nhiếp ảnh quốc tế; năm 2028 tổ chức Liên hoan thơ quốc tế; năm 2029 tổ chức Liên hoan Âm nhạc quốc tế; năm 2030 Liên hoan Nhiếp ảnh quốc tế…).

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Nghệ sĩ Vùng mỏ Nguyễn Thị Hoàng Hoà nêu, Nghị quyết 17-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Ninh đi vào văn học nghệ thuật cần được cụ thể hóa bằng chế độ đãi ngộ văn nghệ sĩ, như mở trại sáng tác thường niên dày hơn; và đổi mới cơ chế hỗ trợ sáng tác, hỗ trợ ngay khi xây dựng đề cương kịch bản của loại hình nghệ thuật cần đầu tư lớn.

Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch tiến hành khảo sát, cấp phát sách Văn học nghệ thuật cho tủ sách các nhà văn hóa xã, phường, thị trấn và nhà văn hóa khu dân cư (dự kiến 500.000đ/1 nhà văn hóa/năm, với 7- 10 cuốn sách văn học nghệ thuật); xây dựng các thư viện cộng đồng. Tổ chức dịch, giới thiệu, xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật của tỉnh Quảng Ninh có giá trị về tư tưởng nghệ thuật với bạn bè quốc tế. Dịch thuật, xuất bản sách văn học, văn nghệ dân gian của các tác giả Quảng Ninh ra nước ngoài (mỗi năm từ 2-3 cuốn sách); dịch từ 2-3 ca khúc, 3-4 bài thơ về Quảng Ninh ra tiếng nước ngoài, trước mắt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, Hội Văn học nghệ thuật huyện, thị, thành phố và các Chi hội Nghệ thuật chuyên ngành thực hiện chuyển đổi số, từng bước đầu tư thiết bị và các phần mềm: Đổi mới hoạt động cơ quan Hội; quản lý đội ngũ tác giả, tác phẩm; số hóa tác phẩm văn học nghệ thuật để quản lý và quảng bá. Sử dụng không gian mạng để kết nối, cập nhật các thông tin chính trị, xã hội tới văn nghệ sĩ; tổ chức hoạt động trực tuyến.

Theo đó là thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên, phát huy giá trị, sức mạnh văn hóa nghệ thuật trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, thực tiễn của đất nước, gắn bó với cuộc sống của Nhân dân để tổ chức các hoạt động, tập trung vào các chủ đề như: Phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh; phát huy truyền thống “Kỷ luật, đồng tâm” của công nhân mỏ; phát triển dịch vụ, du lịch; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; xây dựng nông thôn mới; xây dựng đô thị thông minh, đô thị xanh; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Sáng tác nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao, cổ vũ kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và sự nghiệp đổi mới của địa phương, đất nước.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh phối hợp với các chuyên ngành Trung ương tổ chức các cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật về vùng đất, con người Quảng Ninh. Tranh thủ sự giúp đỡ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương; phối hợp các Hội Văn học nghệ thuật các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Bắc và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các Sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh…. nâng cao chất lượng tham mưu, tổ chức các hoạt động của tỉnh; tổ chức mở các trại sáng tác, công bố tác phẩm; tổ chức các cuộc thi, hội thảo chuyên đề. Quan hệ chặt chẽ với các Hội Văn học nghệ thuật cấp huyện trong tỉnh, các Chi hội chuyên ngành Trung ương trên địa bàn để hướng dẫn, phối hợp hỗ trợ tổ chức các hoạt động văn học nghệ thuật, phát triển hội viên mới.

Phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Hạ Long, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh… trong tổ chức các sự kiện lớn về văn học nghệ thuật, phát hiện và bồi dưỡng các năng khiếu về văn học nghệ thuật trong học sinh, sinh viên; tiếp tục đưa văn học nghệ thuật phát triển trong trường học. Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong cơ quan Hội, cán bộ, viên chức, lao động thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét và nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả của đội ngũ cán bộ, viên chức, lao động trong thực thi nhiệm vụ.

Xây dựng cơ quan văn hóa gắn với phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh. Phát động và tổ chức tốt phong trào thi đua trong cơ quan thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện kỳ luật, kỷ cương hành chính, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Thực hiện tốt quy hoạch, đào tạo cán bộ công tác Hội, hàng năm có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, phẩm chất chính trị cho đội ngũ văn nghệ sĩ, trong đó quan tâm bồi dưỡng lực lượng trẻ. Đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và văn nghệ sĩ phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Kịp thời phát hiện, phát triển năng khiếu về văn học, nghệ thuật cho thế hệ trẻ, thực hiện ươm mầm phát triển tài năng văn học nghệ thuật. Mời các văn nghệ sĩ ngoài tỉnh có kinh nghiệm và thành tích sáng tác cao về Quảng Ninh thâm nhập sáng tác và trao đổi nghiệp vụ. Quan tâm bồi dưỡng, phát hiện các năng khiếu văn học nghệ thuật từ phong trào cơ sở, từ các câu lạc bộ văn học nghệ thuật, các trường học trên địa bàn tỉnh… để văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển bền vững.

Một số hình ảnh văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển:

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người, con người làm nguồn lực bền vững.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Văn hóa là cánh cửa lớn của ngành Kinh tế du lịch.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Khu Bảo tồn văn hoá người Dao Thanh Y (xã Bằng Cả, thành phố Hạ Long) là một trong những công trình văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số được xây dựng sớm nhất ở Quảng Ninh.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Chợ phiên vùng cao không chỉ là thị trường mua bán, đã trở thành nét đẹp văn hóa và sản phẩm du lịch ở vùng cao hẻo lánh.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Văn nghệ nâng cao đời sống văn hóa trong các khu dân cư, là nòng cốt sự thành công xây dựng phố đi bộ trong đô thị.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Chùa Ba Vàng công trình tôn giáo quy mô lớn, xây dựng theo kiến trúc chùa chiền cổ Việt Nam. Hình ảnh, nghi thức rước đèn hoa đăng trong đại lễ Phật Đản (Phật lịch 2568) năm 2024, nét văn hoá tâm linh của người Việt thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách thập phương.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Lễ Hội đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, Di tích cấp Quốc gia đặc biệt ở thành phố Cẩm Phả.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Lễ Hội Miếu Ông – Miếu Bà của người Dao huyện Ba Chẽ.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Lễ Hội Vân Đồn tưởng nhớ quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đã đánh tan đoàn thuyền quân lương của giặc Nguyên Mông năm 1288.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Lễ Hội Tiên Công (rước người sống riêng có ở Quảng Ninh) di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích