Bài 1: Vịnh Bái Tử Long: Nhiều thắng cảnh vắng dấu chân người

(Xây dựng) – Bái Tử Long – Hạ Long như cặp vịnh song sinh ở vùng hải đảo Đông Bắc, trong khi vịnh Hạ Long có hoạt động dịch vụ, du lịch đạt mức đón 15 triệu lượt khách năm, thì vịnh Bái Tử Long còn tẻ nhạt, nhiều cảnh quan vắng dấu chân người. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang khuyến khích phát triểu du lịch biển đảo, nhưng tại đây như “cửa trên đã mở – cửa dưới còn khóa”.

Bài 1: Vịnh Bái Tử Long: Nhiều thắng cảnh vắng dấu chân người
Hòn Pháo đài trên đảo Ngọc Vừng, nơi cực Đông Bắc Việt Nam.

Bái Tử Long bao gồm các đảo có tổng diện tích là 61,25 km2 và khu vực biển thủy sinh có diện tích 96,58 km2; với trên 630 hòn đảo, 23 đảo có người ở (chưa bao gồm thành phố Cẩm Phả). Trong đó, Vân Đồn 600 đảo, 20 đảo có người ở; Cô Tô 30 đảo, 3 đảo có người ở. Vùng thủy diện được quy ước theo địa giới hành chính; nhưng thực địa chưa cắm mốc cương vực vịnh Lan Hạ, vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long… Các vịnh ven lục địa, thuộc vịnh Bắc bộ trong hải phận Đông Bắc có biên độ thủy triều, thủy sinh, địa mạo, thảm thực vật khá giống nhau. Khi tiếp quản Khu mỏ (25/4/1955) vùng nước vịnh Hạ Long còn 3 đảo có người ở và đã mất đi khi đô thị hóa, nay chỉ còn đảo Tuần Châu.

Bài 1: Vịnh Bái Tử Long: Nhiều thắng cảnh vắng dấu chân người
Vịnh Hạ Long được biết đến là di sản thiên nhiên thế giới, thì vịnh Bái Tử Long lại mang vẻ đẹp hoang sơ và đầy quyến rũ.

Vịnh Bái Tử Long trầm tích văn hóa, giá trị du lịch tâm linh, du lịch sinh thái; trong đó văn hóa Soi Nhụ nôi người tiền sử Việt Nam có niên đại khoảng 25.000 năm trước, tương đương với văn hóa Hòa Bình; văn hóa Võ Nhai (Thái Nguyên). Về lịch sử, với trận thủy chiến kinh điển Vân Đồn năm 1288, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy quân dân nhà Trần đánh tan chiến thuyền quân lương của quân Nguyên – Mông do tướng giặc Trương Văn Hổ chỉ huy, khi xâm lược nước ta lần thứ III. Vân Đồn còn nhiều di tích tiền đồn của các triều đại phong kiến như hòn pháo đài, thành cổ Nhà Mạc ở đảo Ngọc Vừng.

Thương cảng Vân Đồn cửa biển giao thương sầm uất trong 3 triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê với 7 thế kỷ hiển vinh. Một kho tàng sống động lịch sử cảng biển Việt Nam. Theo đó, các công trình văn hóa tâm linh được xây dựng; đặc biệt là khu trung tâm của thương cảng Vân Đồn như: Đảo Cống Tây với 5 ngôi chùa, chùa Lấm 100 gian, tòa bảo tháp cao 14 tầng… kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể, một trung tâm tín ngưỡng tôn giáo lớn ở vùng biển Đông Bắc. Vịnh Bái Tử Long được ghi nhận nơi phát tích cảng biển xuất khẩu than, gắn với mỏ than Kế Bào nghề mỏ sớm nhất ở khu mỏ Quảng Ninh. Là bảo tàng thực cảnh hấp dẫn cho thú vui tìm hiểu lịch sự văn hóa tâm linh, tìm hiểu lịch sử khai khoáng và làng nghề cảng biển Việt Nam.

Bài 1: Vịnh Bái Tử Long: Nhiều thắng cảnh vắng dấu chân người
Ngày 19/5/2017, vườn quốc gia Bái Tử Long được trao chứng nhận là Vườn di sản Asean.

Vịnh Bái Tử Long trên là rừng nguyên sinh với khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn, dưới là biển hệ sinh thái quý hiếm. Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuyển hạng thành Vườn quốc gia Bái Tử Long theo Quyết định số 85/2001/QĐ-TTg ngày 1/6/2001, diện tích 15.783ha, trong đó có diện tích rừng, đất rừng là 6.125ha và diện tích mặt nước biển, vụng áng, bãi triều ngập mặn 9.650ha, với trên 80 đảo lớn nhỏ. Vườn quốc gia Bái Tử Long là một vùng đất rộng lớn với hệ sinh thái phong phú, có 2.415 loài sinh vật, trong đó động thực vật rừng có 1.195 loài và 1.220 loài sinh vật biển.

Tổng số loài hoang thú, kình ngư đã được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới là 108 loài, tiêu biểu như rùa biển, vích, cá heo. Tiêu điểm Vườn quốc gia Bái Tử Long là đảo Ba Mùn diện tích khoảng 1.800ha được coi là kho tàng sinh học với đa dạng các loài động, thực vật trên rừng nhiều cây gỗ lớn thuộc họ mộc tứ thiết như đinh, lim, sến, táu.. thân cây cổ thụ 2-3 người ôm; và nhiều hoang thú, dưới nước hệ sinh thái rạn san hô với 106 loài. Vườn quốc gia Bái Tử Long là khu bảo tồn lớn nhất vùng Đông Bắc. Ngày 19/5/2017, vườn quốc gia Bái Tử Long được trao chứng nhận là Vườn di sản Asean, là vườn di sản Asean đầu tiên và hiện duy nhất của Quảng Ninh.

Bài 1: Vịnh Bái Tử Long: Nhiều thắng cảnh vắng dấu chân người
Bái Tử Long mây nước giao hòa (ảnh: Dương Phượng Đại).

Vịnh Bái Tử Long được thời kỳ địa chất thứ II tạo dựng nên địa mạo khác biệt, như một bức tranh mỹ thuật hải đảo khổng lồ. Trên các đảo đá có các hang động nổi tiếng như Cặp Kỳ Nhảy, Cặp Kỳ Giã, hang ngầm xuyên núi Cái Đé; những quả núi nhỏ biệt lập có hình thù kỳ vĩ như hòn đũa (hòn quay), hòn cặp gà, hòn quạ, hòn đá đen, hòn chồng, hòn ỏn, hòn ba sao…; cống Lã Vọng, vũng Lỗ Ố, áng Cái Đé rộng trên 10ha… Trên mặt nước bồng bềnh những quần đảo đất đai trù mật, những bãi cát pha lê rộng dài tít tắp khi ẩn, khi hiện theo mực nước triều. Đường bờ biển là những rặng phi lao, rừng trâm bản địa rì rào trong gió nồm nam hút hồn du khách.

Mới đây, trang web du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet gợi ý cho du khách quốc tế 10 điểm đến du lịch hàng đầu để khám phá văn hóa, ẩm thực và những viên ngọc tiềm ẩn của Việt Nam; trong đó, vịnh Bái Tử Long đứng vị trí thứ 3 trong danh sách này. Tạp chí The New York Times (Mỹ), từng bình chọn vịnh Bái Tử Long một trong những điểm hoạt động dịch vụ thủy phi cơ du lịch hấp dẫn. Tiềm năng du lịch vịnh Bái Tử Long là rất lớn, nhưng chưa được khai thác đúng mức. Năm chưa có dịch Covid-19, kinh tế phong lưu vịnh Bái Tử Long cũng chỉ đón được trên dưới 1 triệu lượt khách du lịch.

Du khách thập phương đến vịnh Bái Tử Long, chủ yếu là đến các điểm du lịch tâm linh vãn cảnh chùa Cái Bầu, đền Cạp Tiên và thăm quan nghỉ dưỡng tại các bãi biển truyền thống ở đảo Cô Tô và quần đảo Vân Hải. Trên mặt nước thuyền bè chủ yếu đưa hành khách xã đảo quá giang, vận tải hàng hóa, nuôi trồng thủy sản. Nhiều hòn đảo sóng vờn cồn, như nghe tiếng vọng ngàn năm của biển; bãi cát pha lê trắng mịn, rừng cây nguyên sinh chim chóc gọi bầy, vòm xanh xòa bóng triều dâng, phong cảnh đẹp như bức tranh thủy mặc mà vắng vẻ, ít dấu chân người.

Một số hình ảnh về vịnh Bái Tử Long – Nhiều thắng cảnh mà vắng dấu chân người:

Bài 1: Vịnh Bái Tử Long: Nhiều thắng cảnh vắng dấu chân người

Hòn đũa, hòn nổi thì biết, hòn chìm thì chưa. Cách hòn đũa dựng khoảng 200m có hòn đũa nằm, một dải đá ngầm là nỗi kinh hoàng của thuyền bè lạ qua lạch biển này khi gió nồm nước cạn.

Bài 1: Vịnh Bái Tử Long: Nhiều thắng cảnh vắng dấu chân người

Nhiều bãi cát pha lê ánh kim, rộng, dài tít tắp mà vắng dấu chân người.

Bài 1: Vịnh Bái Tử Long: Nhiều thắng cảnh vắng dấu chân người

Động Đông Trong, táng tụng người Việt cổ thuộc văn hóa Soi Nhụ được xếp hạng Di tích văn hóa lịch sử.

Bài 1: Vịnh Bái Tử Long: Nhiều thắng cảnh vắng dấu chân người

Động Cung Đình trong hang Vũng Đục (ảnh: Dương Phượng Đại).

Bài 1: Vịnh Bái Tử Long: Nhiều thắng cảnh vắng dấu chân người

Vườn quốc gia Bái Tử Long nguyên sinh, còn nhiều hoang thú.

Bài 1: Vịnh Bái Tử Long: Nhiều thắng cảnh vắng dấu chân người

Đảo Nêm đẹp nhưng hoang vắng.

Bài 1: Vịnh Bái Tử Long: Nhiều thắng cảnh vắng dấu chân người

Đảo Thẻ Vàng từng là nơi nghỉ dưỡng của thợ mỏ, nay là trại chăn nuôi lợn gà và trồng keo băm răm gỗ.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích