Bác sĩ khuyến cáo: Sử dụng điện thoại, iPad nhiều làm tăng nguy cơ bệnh xương khớp
Gần đây, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tiếp nhận một thiếu nữ 16 tuổi, đến phòng khám cột sống với lý do đau cổ kéo dài. Bên cạnh tình trạng đau cổ, bệnh nhân ngày càng gầy gò, xanh xao, ít vận động. Cha mẹ bệnh nhân lo sợ nữ sinh này có thể mắc một bệnh lý trầm trọng nào đó.
Sau khi thăm khám, chỉ định các xét nghiệm, chụp phim cho bệnh nhân, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đau cơ cổ, cơ cổ bị teo do bệnh nhân rất ít vận động và gần như không ra khỏi nhà. Bệnh nhân than đau cổ nhiều về đêm và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.
Theo lời kể từ gia đình, từ trước đến nay, hằng ngày bạn trẻ này đều chơi iPad, điện thoại thông minh theo sở thích. Ngoài việc học, cô gái không phải làm gì và suốt ngày “cắm mặt vào chiếc điện thoại smartphone”. Khi người nhà muốn tách chiếc điện thoại ra thì cô giận dỗi không ăn cơm. Cuối cùng người nhà phải nhượng bộ bằng cách tiếp tục cho cô gái sử dụng điện thoại. Trong trường hợp này, smartphone đã thay thế hầu hết những sinh hoạt bình thường của bệnh nhân. Tất cả mọi giao tiếp của bệnh nhân chỉ được thực hiện trên mạng xã hội.
Ngoài ra, bác sĩ Vũ Tam Trực, khoa cột sống B, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, điều trị cho bệnh nhân chia sẻ, bệnh nhân có dấu hiệu né tránh giao tiếp, không thích nói chuyện. Bệnh nhân có những biểu hiện của rối loạn lo âu, trầm cảm.
Bác sĩ Trực cho rằng, điều quan trọng nhất với bệnh nhân là tìm cách cai nghiện sử dụng smartphone, chấm dứt thói quen cúi cổ trong nhiều giờ khi dùng điện thoại, giữ cột sống cổ thẳng và tăng cường các hoạt động sinh hoạt ngoài trời nhằm tập mạnh cơ bắp nói chung và các nhóm cơ cổ nói riêng.
Sử dụng điện thoại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới xương khớp, nhất là khớp cổ. Ảnh minh họa
Cũng theo bác sĩ Trực, tỉ lệ người trẻ bị thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng có xu hướng tăng rõ rệt trong những năm gần đây. Trước đây, tình trạng này chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân trong độ tuổi 40-50 hoặc hơn thì hiện nay không hiếm gặp ở nhóm tuổi dưới 30. Có một số bệnh nhân chỉ khoảng 16-17 tuổi đã có bệnh sử đau cột sống cổ kéo dài.
Bác sĩ Trực nêu những lý do dẫn đến tình trạng trên ở người trẻ tuổi, bao gồm duy trì một tư thế xấu trong thời gian dài (cúi cổ), ít vận động, không thể dục thể thao và tập luyện các nhóm cơ cạnh sống chịu trách nhiệm giữ vững cột sống, có lối sống tĩnh tại…
Tư thế cúi cổ xuống để coi màn hình iPad hoặc smartphone lâu dài sẽ làm cơ cổ bị mất chức năng. Lúc đầu cơ cổ chỉ bị mỏi do quá tải nhưng lâu dài sẽ gây ra tình trạng thoái hóa cơ do bị thiếu máu và thiếu vận động hợp lý. Lúc này, toàn bộ trọng lực vùng đầu sẽ tác động hoàn toàn lên các đĩa đệm, dẫn đến thoái hóa đĩa đệm rất sớm. Về lâu dài, bệnh nhân có thể bị đau cổ mạn tính, thoái hóa cột sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm cổ chèn ép thần kinh.
Theo một số nghiên cứu, ở tư thế ngồi cúi xuống nhìn màn hình máy tính, điện thoại liên tục hơn 1 – 2 giờ đồng hồ có thể tăng nguy cơ thoái hóa cột sống cổ. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít người cúi cổ, nhìn xuống màn hình vi tính, laptop, màn hình smartphone hoặc iPad hơn 4 giờ/ngày.
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, người trẻ tuổi có nhiều lựa chọn để tiêu khiển như chơi trò chơi online hoặc những hoạt động trên mạng xã hội, nhưng lại thường chưa có kỹ năng làm chủ thời gian, cân bằng giữa công việc và giải trí, do đó dễ trở nên “nghiện” các thú tiêu khiển công nghệ. Vì vậy cần có sự quan tâm, hướng dẫn và định hướng của gia đình, nhà trường và xã hội.
Trẻ em dành nhiều thời gian tiếp xúc với máy vi tính, điện thoại không chỉ dễ bị các vấn đề về cột sống cổ mà còn có nguy cơ mắc phải những vấn đề về tâm lý như trẻ sẽ thụ động, sống khép kín, ít giao tiếp. Trẻ sẽ chìm đắm trong thế giới ảo, có thể bị rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn tính cách…
Việc thức khuya chơi game hoặc tương tác trên các nền tảng xã hội sẽ gây xáo trộn chu trình sinh học của trẻ, trong khi ở độ tuổi này trẻ cần có sự hài hòa trong việc ăn, ngủ, học, vui chơi giải trí, hoạt động ngoài trời. Những thay đổi trong chu trình thức – ngủ của trẻ đều tác động tiêu cực đến đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng vì thời gian ngủ trong đêm chính là lúc đĩa đệm của cơ thể đang phục hồi sau một ngày phải hoạt động liên tục.
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Võ Khắc Khôi Nguyên – Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cũng cho rằng, điện thoại thông minh có vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại khi chúng ta sử dụng để liên lạc, làm việc và giải trí. Trong thập kỷ qua, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh, cũng như số giờ và tần suất sử dụng đã tăng lên. Một cuộc khảo sát khác đã cho thấy người dùng dành hơn 20 giờ mỗi tuần để nhắn tin, gửi email và sử dụng mạng xã hội, thể hiện sự phụ thuộc đáng kể vào điện thoại thông minh để kết nối và giao tiếp với người khác. Do đó, điện thoại thông minh có thể góp phần gây ra các vấn đề cơ xương khớp ở người dùng.
Việc sử dụng điện thoại thông minh thường xuyên, cũng như chuyển động lặp đi lặp lại của các ngón tay trong một tư thế không tốt, đã được chứng minh là các yếu tố chính gây nên các triệu chứng cơ xương khớp.
Các triệu chứng cơ xương khớp ban đầu xuất hiện chỉ là cảm giác mỏi, khó chịu, nếu nặng hơn có thể xuất hiện những cơn đau thoáng qua ít khi ta để ý đến, dần dần sẽ trở thành đau mạn tính, giảm chức năng vận động của gân cơ. Các vị trí tổn thương không chỉ xảy ra ở cổ gáy mà còn ở các khu vực khác của cơ thể bao gồm vai, khuỷu tay, cánh tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay cái.Một số điện thoại thông minh có màn hình lớn hơn có thể dẫn đến sự xuất hiện của viêm bao gân ngón tay nhiều hơn.
QCVN 132:2022/BTTTT về an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin
Ngày 30/11/2022 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 24/2022/TT-BTTTT kèm theo QCVN 132:2022/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin bao gồm tivi, máy tính xách tay (laptop, notebook), máy tính bảng (tablet), máy tính để bàn (desktop PC), điện thoại DECT, thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình set top box.
Để xác định điện áp làm việc các bộ phận dẫn điện chạm tới được không tiếp đất phải được giả thiết là tiếp đất. Nếu cuộn dây biến áp hoặc phần khác không nối vào mạch thiết lập điện thế của nó so với đất, phải được coi là tiếp đất ở điểm mà nhờ đó đạt được điện áp làm việc cao nhất.
Trong trường hợp sử dụng cách điện kép, điện áp làm việc đặt lên cách điện chính được xác định bằng cách hình dung ra một sự ngắn mạch trên cách điện phụ và ngược lại. Đối với cách điện kép giữa các cuộn dây của máy biến áp, ngắn mạch phải được giả định là xảy ra tại điểm mà nhờ đó tạo ra điện áp làm việc cao nhất trong cách điện kia. Khi điện áp làm việc được xác định bằng phép đo thì điện áp đầu vào cung cấp cho thiết bị phải là điện áp danh định hoặc điện áp nằm trong dải điện áp danh định tạo ra giá trị đo cao nhất.
Khi xác định điện áp làm việc cho mạch ngoài ES1 hoặc ES2, phải tính đến điện áp làm việc thông thường. Nếu không xác định được điện áp làm việc, thì điện áp làm việc phải được coi là giới hạn trên của ES1 hoặc ES2 (nếu có). Các tín hiệu thời gian tồn tại ngắn (như chuông điện thoại) sẽ không được tính đến để xác định điện áp làm việc.
Vân Thảo (T/h)