Bắc Giang: Ban hành Quy chế phối hợp quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Cụ thể, Quy chế phối hợp quản lý về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quy định nguyên tắc, hình thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Quy chế này áp dụng đối với các Sở có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (sau đây gọi chung là các cơ quan quản lý chuyên ngành), Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Hoạt động phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, địa phương theo quy định pháp luật và Quy chế này.

Việc phối hợp thực hiện Quy chế cần đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, chủ động và trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức, địa phương. Ảnh minh họa 

Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, chủ động và trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức, địa phương. Công tác phối hợp phải xác định rõ cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp; tránh chồng chéo, trùng lắp bảo đảm không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của tổ chức, cá nhân.

Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, giải quyết theo quy định của pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ của các cơ quan liên quan. Trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết thì báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Về hình thức phối hợp, Quy chế quy định việc trao đổi thông tin bằng văn bản hoặc các hình thức khác cho các cơ quan liên quan trong hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành; cử cán bộ tham gia các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; thông báo, chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

Theo đó nội dung phối hợp là tham mưu xây dựng kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Thực hiện nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất; hàng hóa nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng có khả năng gây mất an toàn.

Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, năng lực hoạt động về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Trao đổi thông tin, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu, sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo phân công, phân cấp.

Liên quan tới Quy chế phối hợp quản lý về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa, ông Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quy chế phối hợp thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng” để thay thế Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg ngày 15/4/2010, hiện đang được Bộ KH&CN lấy ý kiến rộng rãi.

Ông Hà Minh Hiệp đề nghị các bộ, ngành, địa phương ủng hộ các chủ trương, chính sách mới trong công tác quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&CN để việc đề xuất các quy định có tính khả thi cao, đáp ứng yêu cầu phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra giữa các bộ, ngành và địa phương, tránh chồng chéo, trùng lặp; phù hợp định hướng của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra.

An Dương 

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích