Bà Rịa – Vũng Tàu: Quán ốc Tự Nhiên bị phạt hơn 310 triệu đồng do xả thải ra biển
Theo quyết định xử phạt, ông Dương Văn Tuấn, chủ cơ sở quán ốc Tự Nhiên 2 đã có hành vi xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40m3/ngày (24 giờ).
Với hành vi này, chủ quán ốc Tự Nhiên 2 bị xử phạt tổng cộng 310,5 triệu đồng, gồm 115 triệu đồng đối với thông số T-Coliform vượt quy chuẩn kỹ thuật cao nhất và xử phạt 195 triệu đồng đối với các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật còn lại.
Ngoài phạt tiền, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu buộc ông Tuấn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu.
Cùng với đó, buộc chi trả kinh phí phân tích mẫu môi trường cho Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với số tiền hơn 2,3 triệu đồng. Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 30 ngày.
Trước đó, nhiều người dân trên địa bàn thành phố Vũng Tàu liên tục phản ánh về việc nước thải có màu đen, bốc mùi hôi thối từ một cống thoát nước xả thẳng khu vực biển Bãi Trước.
Sau khi báo chí phản ánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân phường 1 và lực lượng công an khẩn trương ra hiện trường để kiểm tra, ghi nhận thực tế.
Tại thời điểm kiểm tra vào tối 23/8, lực lượng chức năng đã ghi nhận và làm việc với hộ kinh doanh quán ốc Tự Nhiên 2 (ở phía đối diện cống xả) và phát hiện có nước thải sinh hoạt của quán chảy vào mương thoát nước mưa của hẻm số 34 Trần Phú, sau đó nước thải theo mương chảy trực tiếp ra biển thông qua cửa cống thoát nước.
Tổ công tác đã thu mẫu nước thải để phân tích, đánh giá, đồng thời lập biên bản, yêu cầu chủ quán ngừng xả nước thải ra môi trường biển để chờ kết quả xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
QCVN 62-MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi QCVN 62-MT:2016/BTNMT quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải. Theo công thức Cmax = C x Kq x Kf Trong đó: – Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải; – C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi quy định tại mục 2.1.2; – Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.1.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm, phá; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ; – Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.1.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với thông số pH và tổng coliform; Nước thải chăn nuôi xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B, Bảng 1. |
Bảo Linh