Australia: Nông dân trồng nấm để thu hồi lượng CO2 phát thải

Australia: Nông dân trồng nấm để thu hồi lượng CO2 phát thải

Những người nông dân tại Australia đang cố gắng khai thác sức mạnh của của những cây nấm nhỏ bé để hút carbon dioxide ra khỏi không khí và lưu trữ dưới lòng đất.

Đây là một phần trong những nỗ lực của các doanh nhân và nhà đầu tư trên khắp thế giới, nhằm trả lời vấn đề liệu đất có thể làm sạch ô nhiễm khí hậu hay không.

Họ đang sử dụng nhiều công nghệ khác nhau trên đất nông nghiệp, không chỉ để trồng trọt mà còn để hấp thụ khí carbon dioxide dư thừa sau hơn 1 thế kỷ đốt nhiên liệu hóa thạch và canh tác dưới dạng thâm canh.

Khi gieo hạt giống, những người nông dân sẽ rải thêm một lớp bụi bào tử nấm đã nghiền nhỏ. Chúng sẽ bám vào rễ cây, lấy carbon mà cây hấp thụ từ không khí và khóa chặt trong một kho lưu trữ ngầm có thể giữ carbon dưới lòng đất lâu hơn nhiều so với chu trình carbon tự nhiên.

Dự án này, là một sản phẩm của một công ty Australia có tên là Loan Bio, là một trong số nhiều công ty khởi nghiệp khác, đã huy động được hàng trăm triệu USD đầu tư vào các nỗ lực sử dụng đất để loại bỏ carbon dioxide ra khỏi khí quyển.

tm-img-alt
Một nắm đất từ ​​một cánh đồng mới gieo hạt cải dầu được phủ bằng chế phẩm xử lý nấm của Loam Bio, gần Canowindra, Australia.(Nguồn: Japan Times)

Những dự án này có một thế mạnh là không đòi hỏi quá nhiều công việc ở người nông dân.

“Khá đơn giản,” đó là cách một nông dân Australia thế hệ thứ năm tên là Stuart McDonald mô tả trải nghiệm của mình khi ông rắc một lớp bào tử nấm lên hạt lúa mỳ và hạt cải dầu trên trang trại gần Canowindra vào năm nay. “Chúng tôi không phải thay đổi quá nhiều, cũng không cần nguồn vốn lớn.”

Tất cả đều nhằm mục đích tái tạo lại đất đã bị thoái hóa do canh tác nông nghiệp thâm canh trong nhiều thập kỷ bằng cách phục hồi lại các vi khuẩn và khoáng chất. Tuy vẫn còn quá sớm để nói về hiệu quả của những dự án này, nhưng tiềm năng của dự án này rất lớn.

Theo Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, đất chứa lượng carbon cao gấp ba lần so với khí quyển và có khả năng hấp thụ hơn 5 gigaton carbon dioxide mỗi năm, hoặc 1/7 tổng lượng carbon dioxide mà hoạt động của con người thải vào khí quyển. Điều này khiến chúng trở thành kho dự trữ carbon lớn thứ hai thế giới, sau đại dương.

“Tôi nghĩ rằng đất sẽ đóng một vai trò quan trọng,” Rob Jackson, một nhà khoa học về khí hậu tại Đại học Stanford cho biết, mặc dù ông vẫn hoài nghi về việc liệu cam kết về các chất phụ gia nấm trong các thử nghiệm thực địa có thể có tác động đáng kể về mặt thống kê đối với các trang trại đang hoạt động hay không.

“Chúng ta cần phải tiếp xúc với hàng tỷ mẫu đất để tạo ra sự khác biệt thực sự,” ông nói. Chưa kể, bản thân ngành nông nghiệp đã chiếm tới ¼ lượng khí thải nhà kính trên toàn thế giới.

Nhiều người vẫn bày tỏ lo ngại rằng công nghệ này mới chỉ điều trị các triệu chứng chứ không phải trị tận gốc nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu.

Tegan Nock, đồng sáng lập của Loam Bio và là một nông dân thế hệ thứ sáu, đồng ý. Bà cho biết “đây chỉ là một trong những điều có thể giúp chúng ta có thêm thời gian.”

Và việc vì sao Australia được lựa chọn làm nơi thí nghiệm. Không phải nông dân nào cũng làm điều này vì sức khỏe của đất. Đối với một số nông dân Australia, việc lưu trữ được lượng carbon dioxide trong đất cũng giúp họ nhận được một khoản tiền của chính phủ.

Trên thực tế, carbon tồn tại trong đất ở nhiều dạng khác nhau, nhưng hầu hết đều ở dạng chất hữu cơ dễ bay hơi. Trên đất nông nghiệp, carbon đến từ những rác thải hữu cơ hoặc phân chuồng.

Nó có thể quay trở lại khí quyển trong vài năm, hạn hán hoặc hỏa hoạn có thể đốt cháy nó nhanh hơn, làm giải phóng carbon dioxide trở lại trong không khí.

Nhưng bên cạnh đó, có những loại carbon trong đất ổn định hơn. Chúng bám vào khoáng chất trong đất và tồn tại trong đó một thế kỷ hoặc lâu hơn. Đó là cách thức mà nấm của Loan Bio lưu trữ carbon.

Theo Loan Bio, nấm sẽ lấy carbon dioxide mà thực vật hấp thụ từ không khí trong quá trình quang hợp, cất giữ chúng trong lòng đất và trả lại bằng những chất dinh dưỡng mà thực vật cần.

Hải Đăng (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích