Áp dụng lộ trình loại trừ dần các chất HFC bảo vệ tầng ô-dôn

Áp dụng lộ trình loại trừ dần các chất HFC bảo vệ tầng ô-dôn

Tú Anh –  Thứ tư, 26/10/2022 09:51 (GMT+7)

Việt Nam đặt mục tiêu loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở, lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC chỉ còn 2.600 tấn, và 1.300 tấn trong giai đoạn 2025 – 2030.

Từ năm 2024, Việt Nam bắt đầu lộ trình loại trừ các chất HFC theo quy định Nghị định thư Montreal với việc sẽ giảm dần các chất HFC cho đến khi chấm dứt nhập khẩu hoàn toàn các chất HCFC vào năm 2040; và thực hiện các biện pháp nhằm mục tiêu không gia tăng lượng tiêu thụ các chất HFC giai đoạn 2024 – 2029 và giảm dần lượng tiêu thụ tiến tới giảm 80% mức tiêu thụ cơ sở vào năm 2045.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Bộ Tài nguyên và Môi trường với vai trò là cơ quan đầu mối quốc gia về bảo vệ tầng ô-dôn đã tham mưu trình Quốc hội, Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về bảo vệ tầng ô-dôn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch xây dựng Kế hoạch quản lý loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, các chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trình Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2023, trong đó một số nội dung cần được đặc biệt chú trọng: 

Lượng HCFC tiêu thụ còn lại ở Việt Nam đang được sử dụng để bảo dưỡng các thiết bị làm lạnh và điều hòa không khí, để tránh tình trạng các thiết bị hiện có ngừng hoạt động sớm do loại trừ HCFC, cần tiếp tục xây dựng năng lực cho đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên trong lĩnh vực dịch vụ bảo dưỡng và áp dụng các thực hành tốt để giảm rò rỉ môi chất lạnh thất thoát ra môi trường. 

Trên thị trường vẫn còn nhiều doanh nghiệp sản xuất và lắp đặt các thiết bị làm lạnh thương mại sử dụng các chất HCFC, do vậy cần khuyến khích và có biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ, áp dụng các giải pháp thay thế không sử dụng HCFC càng sớm càng tốt. 

Chất HFC được sử dụng là môi chất lạnh thay thế các chất HCFC, dẫn đến lượng sử dụng HFC có xu hướng gia tăng. Do vậy, cần có biện pháp khuyến khích và lộ trình loại trừ phù hợp giúp các ngành, lĩnh vực chuyển đổi sang sử dụng HFC có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu thấp hoặc các môi chất khác thân thiện với khí hậu (HFO, NH3, CO2). 

Nhiều môi chất lạnh thân thiện với khí hậu có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu rất thấp nhưng dễ cháy, nên các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn liên quan về đảm bảo an toàn trong sản xuất, sử dụng là hết sức cần thiết.

Để tăng cường sự tham gia của các bên liên quan đóng góp vào công tác quản lý nhà nước đối với các chất được kiểm soát theo quy định, sáng 24/10 tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp của Bộ Môi trường Nhật Bản, Trung tâm Hợp tác Môi trường hải ngoại của Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo nhằm phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ tầng ô-dôn, khởi động hợp tác quản lý vòng đời các chất Fluorocacbon và xây dựng kế hoạch quản lý loại trừ các chất HFC của Việt Nam giai đoạn I.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích