An Giang: Hiệu quả tích cực từ mô hình canh tác lúa thông minh

An Giang: Hiệu quả tích cực từ mô hình canh tác lúa thông minh

MTĐT –  Thứ ba, 21/02/2023 18:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong vụ đông xuân 2021-2022 tại tỉnh An Giang thực hiện 3 mô hình tại xã Ô Long Vỹ (Châu Phú), Vĩnh Hanh (Châu Thành) và Tân An (TX.Tân Châu) đã mang lại hiệu quả tích cực cả về kinh tế, môi trường và nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân…

Tại An Giang, vụ lúa đông xuân 2021-2022 có 12 hộ nông dân tham gia mô hình canh tác lúa thông minh với tổng diện tích 32,8ha, với quy mô 2ha/4 hộ (0,5ha/hộ), các diện tích còn lại làm đối chứng theo từng nghiệm thức. Nông dân đã thực hiện theo quy trình canh tác lúa thông minh do Ban Cố vấn chương trình biên soạn, gồm 4 nghiệm thức khác nhau, từng nghiệm thức sẽ có phần đối chứng tương ứng, trong đó áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật tiên tiến, quản lý nước ướt – khô xen kẽ để tiết kiệm nước…

tm-img-alt
Nông dân tham gia mô hình canh tác lúa thông minh. Ảnh: Báo An Giang

Nông dân được khuyến cáo sử dụng giống từ cấp xác nhận trở lên, chọn giống tốt phù hợp với từng vùng và gieo sạ hàng, sạ cụm, với lượng giống khuyến cáo từ 80kg/ha so với sạ hàng, sạ cụm 50-60kg/ha; thực hiện giảm lượng phân bón và số lần phun thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, tham gia mô hình còn được hỗ trợ phân tích mẫu đất đầu vụ, cung cấp thiết bị cầm tay để đo độ mặn, phèn. Sử dụng bộ sản phẩm phân bón chuyên dùng của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, trong đó đáng chú ý là phân bón lót Đầu trâu mặn phèn.

Nông dân tham gia mô hình được công ty cung cấp cho bộ sản phẩm chuyên dùng cho lúa, như: Đầu trâu TEA1, Đầu trâu TEA2, Đầu trâu mặn phèn và áp dụng 4 nghiệm thức bón khác nhau. Qua đó, giúp bà con tìm nghiệm thức bón thích hợp nhất tại địa phương và tiếp kiệm chi phí sản xuất. Trong quá trình thực hiện các biện pháp như: Làm đất kỹ, đánh rãnh thoát phèn và bón lót phân Đầu trâu mặn phèn ngay từ đầu vụ cho thấy  hiệu quả tốt, theo đánh giá của nông dân tham gia mô hình cho thấy, khi có bón lót Đầu trâu mặn phèn làm gia tăng pH đất trên vùng đất phèn, giúp hệ sinh vật có lợi thế phát triển, cây ra rễ tốt hơn so với đối chứng, cây lúa sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh khỏe ngay từ đầu vụ nên đảm bảo được mật số cây trên đơn vị diện tích.

Kết quả của chương trình vụ đông xuân 2021-2022 cho thấy bà con nông dân trong mô hình đã tăng thêm lợi nhuận 6.272.000 đồng/ha so với đối chứng nhờ giảm lượng giống, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nên chi phí đầu tư thấp, chỉ 18,315 triệu đồng/ha, so với 22,647 triệu đồng/ha đối chứng (giảm 4,332) và năng suất tăng thêm 0,99 tấn/ha.

Ngọc Minh (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích