Ai đặt tên cho những cơn bão?
Ai đặt tên cho những cơn bão?
Các cơn bão được đặt tên ngắn gọn, dễ nhận biết để tránh nhầm lẫn và đơn giản hóa việc truyền thông. Vậy ai đã đặt tên cho những cơn bão?
Ai đặt tên cho những cơn bão?
Đầu những
năm 1950, bão nhiệt đới và bão cuồng phong được theo dõi theo năm và thứ tự
chúng xảy ra trong năm đó. Theo thời gian, người ta nhận ra rằng việc sử dụng
tên ngắn, dễ nhớ trong giao tiếp bằng văn bản cũng như bằng lời nói nhanh hơn
và giảm sự nhầm lẫn khi hai hoặc nhiều cơn bão nhiệt đới xảy ra cùng một lúc.
Từ năm 1950,
các cơn bão ở Đại Tây Dương và nam bán cầu (Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương)
được đặt tên nhưng không theo quy tắc cụ thể. Đến năm 1953, các cơn bão nhiệt đới
sẽ được đặt tên theo tên nữ giới, sắp xếp theo bảng chữ cái.
Tuy nhiên,
khi phong trào nữ quyền phát triển khiến các nhà khoa học nhận ra rằng việc sử
dụng tên phái nữ để đặt cho các cơn bão có phần phân biệt giới tính. Do vậy đến
năm 1979, các nhà khoa học tại NOAA đã sử dụng tên của nam giới để đặt cho các
cơn bão và sử dụng luân phiên tên của 2 giới để đặt cho các cơn bão.
Đến năm
1978, tên nam giới được bổ sung vào danh sách và xen kẽ với tên nữ giới. Ví dụ,
nếu cơn bão đầu tiên trong năm bắt đầu bằng chữ A – Anne, cơn bão tiếp theo sẽ
bắt đầu bằng chữ B – Bernard.
Với riêng
khu vực Đại Tây Dương, WMO sử dụng danh sách gồm 21 tên để đặt cho các cơn bão.
Tổng cộng, 6 danh sách sẽ được sử dụng luân phiên qua các năm. Theo đó, danh
sách tên bão năm 2019 sẽ được sử dụng lại vào năm 2025. Điểm đặc biệt, tên các
cơn bão không bắt đầu bằng các chữ cái Q, U, X, Y hoặc Z.
Các quốc gia
ở Bắc Ấn Độ Dương bắt đầu sử dụng hệ thống mới để đặt tên cho các cơn bão nhiệt
đới từ năm 2020. Những cơn bão được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái, theo từng
quốc gia và được đặt bằng những cái tên trung tính.
Quy tắc
chung là danh sách đặt tên các cơn bão được đề xuất bởi Cơ quan Khí tượng Thủy
văn Quốc gia (NMHSs). Danh sách này được các cơ quan tương ứng phê duyệt tại
các phiên họp hàng năm hoặc hai năm một lần.
Với khu vực
Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông (trong đó có các cơn bão đổ bộ vào Việt
Nam), phần lớn cơn bão được đặt tên theo tên địa danh, động vật hoặc thực vật.
Mỗi quốc gia được đặt 10 tên bão, chia thành 5 danh sách và sẽ xoay vòng theo
năm.
Cục Khí tượng
Nhật Bản (JMA) là một trong 6 Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành khu vực thuộc Tổ
chức Khí tượng Thế giới. Trung tâm này là cơ quan chịu trách nhiệm dự báo, cảnh
báo và đặt tên các cơn bão nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình
Dương và Biển Đông.
Mặc dù các
tên bão được sử dụng theo chu kỳ, có một số tên bão lại bị “xóa sổ”
mãi mãi khỏi danh sách. Điều này xảy ra khi cơn bão đó quá tàn khốc, gây thiệt
hại nghiêm trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người dân. Các quốc gia
bị ảnh hưởng thường đề nghị loại bỏ tên đó khỏi danh sách để tránh gợi nhớ về
những ký ức đau buồn.
Tên cơn bão TRAMI từ đâu mà có?
Theo đại diện
của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tên bão TRAMI do Việt Nam đặt tên.
TRAMI trong tiếng Việt là một loài hoa thuộc họ hoa hồng. Hoa Trà Mi còn có tên
gọi khác là hoa Sơn Trà, hoa có tên khoa học là Camellia Japonica, thuộc chi
Chè. Hoa có nguồn gốc từ vùng Đông Á.
Đặc biệt, với
Việt Nam, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã đưa ra đề xuất 20 tên gọi cho bão để gửi
lên WMO, nhưng sau đó Ủy ban Bão của WMO tại khu vực chỉ chọn ra 10 cái tên do
Việt Nam đề cử, bao gồm Conson, Saola, Songda, Sontinh, Lekima, Sonca, Bavi,
Tramy, Halong, Vamco.
Tuy nhiên,
tên gọi Sontinh sau đó đã được phía Việt Nam đề nghị rút ra khỏi danh sách đặt
tên cho bão vì đây là vị thần biểu tượng cho nỗ lực chống lại các hiện tượng
thiên tai, bão lũ trong truyền thuyết của dân tộc, do vậy việc sử dụng
“Sơn tinh” để đặt tên cho các cơn bão là không phù hợp.
Danh sách
tên gọi các cơn bão sẽ được tái sử dụng sau mỗi 6 năm. Chẳng hạn danh sách các
cơn bão năm 2023 sẽ được sử dụng lại để đặt tên cho các cơn bão vào năm 2029.