Afghanistan: Hạn hán làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng nhân đạo

Afghanistan: Hạn hán làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng nhân đạo

Hai năm sau khi Taliban nắm quyền trở lại ở Afghanistan, tài nguyên nước khan hiếm và khó khăn của nông nghiệp đang gây ra những thách thức lớn cho chính quyền.

Hạn hán kéo dài 3 năm qua trên khắp Afghanistan đang gây thiệt hại cho nông dân, nền kinh tế dựa nhiều vào nông nghiệp và gây mất an ninh lương thực.

Các chuyên gia cho biết hạn hán trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu vốn dẫn đến áp lực gia tăng lên tài nguyên nước. Chỉ số nguy cơ khí hậu toàn cầu cho thấy Afghanistan là nước bị ảnh hưởng nhiều thứ 6 từ các mối đe dọa liên quan đến biến đổi khí hậu. 

tm-img-alt
Người dân tại trại tị nạn ở Qala-i-Naw, tỉnh Badghis (Afghanistan). (Ảnh: AFP)

Gần như không có hệ thống thủy lợi, Afghanistan dựa vào tuyết tan trên những ngọn núi để giữ cho những con sông có nước chảy và tưới cho những cánh đồng trong mùa Hè. 

Tuy nhiên, Najibullah Sadid – một chuyên gia về môi trường và tài nguyên nước tại Viện nghiên cứu và kỹ thuật thủy lợi liên bang tại Đức, cho biết khi nhiệt độ tăng, lượng mưa giảm và tuyết ít, tuyết tan mùa Hè không cung cấp đủ nước cho các con sông như trước đây.

Ông Sadid nhấn mạnh về mặt an ninh lương thực, trong đất nước như Afghanistan với hơn 30% GDP đến từ nông nghiệp, nếu lĩnh vực này bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì toàn bộ nền kinh tế của nước này cũng bị ảnh hưởng theo. 

Hai năm sau khi Taliban nắm quyền trở lại ở Afghanistan, tài nguyên nước khan hiếm và khó khăn của nông nghiệp đang gây ra những thách thức lớn cho chính quyền.

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc cho biết 15,3 triệu người đang đối mặt với mất an ninh lương thực tại đất nước gần 42 triệu dân này.

An Đông (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích