Afghanistan có tài nguyên quý hiếm cả nghìn tỉ USD mà thế giới cực cần

Afghanistan có các mỏ khoáng sản trị giá gần 1 nghìn tỉ USD có thể thay đổi đáng kể triển vọng kinh tế.

afghanistan co tai nguyen quy hiem ca nghin ti usd ma the gioi cuc can
Khai thác đất hiếm ở Afghanistan. Ảnh: AFP/Tasnim

1 nghìn tỉ USD dưới lòng đất

Afghanistan là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Nhưng vào năm 2010, giới chức quân sự và địa chất Mỹ tiết lộ rằng, đất nước nằm ở ngã tư Trung và Nam Á sở hữu các mỏ tài nguyên thiên nhiên trị giá gần 1 nghìn tỉ USD.

Theo CNN, các mỏ khoáng sản như sắt, đồng và vàng nằm rải rác khắp các tỉnh ở Afghanistan. Ngoài ra, còn có các khoáng chất đất hiếm và, có lẽ quan trọng nhất, Afghanistan có thể sở hữu một trong những mỏ lithium lớn nhất thế giới. Lithium là một nguyên tố thiết yếu nhưng khan hiếm để chế tạo pin và dùng cho các công nghệ khác để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.

afghanistan co tai nguyen quy hiem ca nghin ti usd ma the gioi cuc can
Quặng đồng được nhìn thấy ở Aynak, tỉnh Logar, Afghanistan, tháng 3.2013. Ảnh chụp màn hình

Nhà khoa học đồng thời là chuyên gia an ninh Rod Schoonover – người sáng lập Ecological Futures Group – cho biết, Afghanistan chắc chắn là một trong những khu vực giàu kim loại quý truyền thống, đồng thời giàu kim loại cần thiết cho nền kinh tế mới nổi của thế kỷ 21. Tuy nhiên, những thách thức về an ninh, thiếu cơ sở hạ tầng và hạn hán nghiêm trọng đã ngăn cản việc khai thác hầu hết các loại khoáng sản có giá trị này.

Ngay cả trước khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố sẽ rút quân đội Mỹ khỏi Afghanistan vào đầu năm nay, triển vọng kinh tế của đất nước vẫn còn mờ mịt.

Năm 2020, ước tính có khoảng 90% người Afghanistan sống dưới mức nghèo khổ do chính phủ xác định là 2USD/ngày, theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ công bố hồi tháng 6.

Trong hồ sơ quốc gia mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) nói rằng, nền kinh tế Afghanistan vẫn “mong manh và phụ thuộc vào viện trợ”.

“Sự phát triển và đa dạng hóa của khu vực tư nhân bị hạn chế bởi tình trạng mất an ninh, bất ổn chính trị, thể chế yếu kém, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, tham nhũng phổ biến và môi trường kinh doanh khó khăn” – báo cáo hồi tháng 3 của WB cho hay.

afghanistan co tai nguyen quy hiem ca nghin ti usd ma the gioi cuc can
Năm 2010, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ước tính trị giá khoáng sản của Afghanistan: Sắt (420.9 tỉ USD); Đồng (274 tỉ USD); Niobium (81.2 tỉ USD); Cobalt (50.8 tỉ USD); Vàng (25.8 tỉ USD); Modyblenum (23.9 tỉ USD); Khoáng sản khác (33.2 tỉ USD).

Cách nào khai thác?

Nhu cầu về kim loại như lithium và cobalt, cũng như các nguyên tố đất hiếm như neodymium, đang tăng cao khi các quốc gia chuyển sang ôtô điện và các công nghệ sạch khác để giảm lượng khí thải carbon.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết, vào tháng 5 rằng, nguồn cung cấp toàn cầu lithium, đồng, nickel, cobalt và đất hiếm cần phải tăng mạnh nếu không thế giới sẽ thất bại trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Ba quốc gia – Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Congo và Australia – hiện chiếm 75% sản lượng lithium, cobalt và đất hiếm toàn cầu.

Theo IEA, lithium, nickel và cobalt rất quan trọng đối với pin. Các mạng lưới điện cũng đòi hỏi một lượng lớn đồng và nhôm, trong khi các nguyên tố đất hiếm được sử dụng trong nam châm để làm cho tuabin gió hoạt động.

Chính phủ Mỹ ước tính trữ lượng lithium ở Afghanistan có thể sánh ngang với trữ lượng ở Bolivia – nơi có trữ lượng lithium lớn nhất thế giới được biết đến.

afghanistan co tai nguyen quy hiem ca nghin ti usd ma the gioi cuc can
Một người đàn ông Afghanistan cầm một cục vàng nhỏ, được cho là lấy từ mỏ Qara Zaghan vào năm 2011. Ảnh chụp màn hình

Said Mirzad thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ nói với Tạp chí Science năm 2010: “Nếu Afghanistan có được một vài năm yên bình, khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản của mình, nước này có thể trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất trong khu vực trong vòng một thập kỷ”.

Tuy nhiên, hầu hết tài nguyên khoáng sản vẫn nằm dưới lòng đất ở Afghanistan – Mosin Khan, thành viên Hội đồng Đại Tây Dương và cựu giám đốc khu vực Trung Đông và Trung Á của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, cho biết.

Mặc dù đã có một số hoạt động khai thác vàng, đồng và sắt, nhưng việc khai thác các khoáng chất lithium và đất hiếm đòi hỏi đầu tư lớn hơn nhiều, cũng như bí quyết kỹ thuật và như thời gian. IEA ước tính, một mỏ có thể bắt đầu được khai thác trung bình phải mất 16 năm kể từ khi phát hiện.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích