Giá vàng hôm nay 14/7: Lịch sử 20 năm có 1 lần, vàng lao dốc xuống đáy

Giá vàng hôm nay 14/7 trên thị trường quốc tế lao dốc xuống đáy 11 tháng sau khi đồng USD tiếp tục lên giá và lần đầu tiên trong 20 năm qua ngang bằng với đồng bạc xanh.

Giá vàng trong nước

Kết thúc phiên giao dịch 13/7, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:

SJC Hà Nội: 67,60 triệu đồng/lượng – 68,22 triệu đồng/lượng

Doji Hà Nội: 67,55 triệu đồng/lượng – 68,15 triệu đồng/lượng

SJC TP.HCM: 67,60 triệu đồng/lượng – 68,20 triệu đồng/lượng

Doji TP.HCM: 67,60 triệu đồng/lượng – 68,20 triệu đồng/lượng

SJC Đà Nẵng: 67,60 triệu đồng/lượng – 68,22 triệu đồng/lượng

Doji Đà Nẵng: 67,60 triệu đồng/lượng – 68,15 triệu đồng/lượng

Giá vàng quốc tế

Đêm 13/7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.726 USD/ounce. Vàng giao tháng 8 trên sàn Comex New York ở mức 1.727 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 13/7 thấp hơn khoảng 5,2% (95 USD/ounce) so với đầu năm 2022. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 48,3 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 19,8 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 14/7.

Giá vàng trên thị trường quốc tế lao dốc xuống đáy 11 tháng, gần chạm ngưỡng 1.700 USD/ounce vào đầu phiên giao dịch tại Mỹ sau khi đồng USD tiếp tục lên giá và lần đầu tiên trong 20 năm qua ngang bằng với đồng bạc xanh.

gia vang hom nay 147 lich su 20 nam co 1 lan vang lao doc xuong day
Giá vàng hôm nay: giảm mạnh vì nỗi lo Fed tăng lãi suất. Ảnh: Đức Anh

Tuy nhiên sau đó, vàng tăng trở lại nhưng áp lực đè lên mặt hàng này vẫn còn lớn.

Vàng giảm khi chỉ số DXY – đo lường biến động của đồng bạc xanh so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt có lúc lên trên ngưỡng 108,5 điểm. Đây là mức cao nhất trong 20 năm qua.

Đồng bạc xanh tăng lên gần ngang giá so với đồng euro lần đầu trong vòng 2 thập kỷ qua trong bối cảnh châu Âu đối mặt với nhiều khủng hoảng.

Đồng euro tiếp tục mất giá do giới đầu tư lo ngại một cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ đẩy châu Âu vào suy thoái sau, đặc biệt sau thông tin về việc đóng cửa theo lịch trình bảo trì của đường ống Nord Stream 1. Đây là đường ống vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga sang châu Âu.

Tính từ đầu năm tới nay, euro đã giảm 12% và được dự báo sẽ tiếp tục giảm, có thể thấp hơn đồng USD.

Tình hình trở nên căng thẳng hơn sau khi Mỹ công bố lạm phát đạt kỷ lục mới: 9,1% trong tháng 6. Đây là mức cao hơn so với dự đoán của thị trường và là mức cao nhất kể từ năm 1981.

Dự báo giá vàng

Theo các nhà phân tích, vàng chịu áp lực nhiều hơn với số liệu lạm phát mới. Giới đầu tư lo ngại Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lại lạm phát.

Thị trường hiện đang đánh cược 30% cơ hội Fed tăng lãi suất thêm 1% vào cuối tháng này. Trong khi đó, khả năng Fed tăng lãi suất thêm 75 điểm phần trăm là 75%.

Thế giới hiện chịu áp lực lớn từ giá năng lượng gia tăng mạnh.

Ngân hàng Trung ương Canada cũng vừa gây bất ngờ khi tăng lãi suất thêm 100 điểm phần trăm lên 2,5% khi mà lạm phát được dự báo sẽ lên mức 8%. Đây là mức tăng trong một lần mạnh nhất kể từ 1998.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích