Bình Giang (Hải Dương): Cần chấn chỉnh, xử lý nghiêm tình trạng xây nhà ở trên đất nông nghiệp

(Xây dựng) – Hàng loạt công trình nhà ở kiên cố được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp nhưng ông Nguyễn Văn Đích – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hồng (Bình Giang – Hải Dương) lại cho rằng đây chỉ là nhà tạm nên không thể xử lý.

binh giang hai duong can chan chinh xu ly nghiem tinh trang xay nha o tren dat nong nghiep
Những công trình nhà ở riêng lẻ mà Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hồng gọi là nhà tạm.

Mới đây, Báo điện tử Xây dựng nhận được phản ánh của người dân xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương  về tình trạng hàng loạt công trình nhà ở thi nhau “mọc”trái phép trên đất nông nghiệp. Cụ thể, tại thôn My Khê – xã Vĩnh Hồng, ngay phía sau khu đất đã được đấu giá quyền sử dụng đất (nằm cạnh Quốc lộ 38), hàng loạt công trình nhà ở kiên cố đang được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Có công trình đã xây dựng và đưa vào sử dụng từ nhiều năm nay, có công trình vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa kể nhiều khu đất vườn, đất ruộng đang tiếp tục được san lấp để chuẩn bị xây nhà. Điển hình là nhà của các hộ gia đình ông Phạm Văn Tấn, Nguyễn Văn Phòng, Hoàng Thị Chỉ, Phạm Văn Dục…

Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh, chính quyền xã Vĩnh Hồng đã tổ chức kiểm tra, làm việc với các chủ nhà, nhưng những công trình này vẫn ngang nhiên tồn tại. Ban đầu, chỉ có một vài người lấy lý do dựng lều, lán để trông coi cây trồng, vật nuôi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhưng chính vì không bị xử lý triệt để, nên đến nay, hàng loạt công trình nhà ở kiên cố gắn liền với các công trình phụ đáp ứng nhu cầu ở và sinh hoạt lâu dài thi nhau mọc lên như nấm. Biến khu đất nông nghiệp ở thôn My Khê thành một khu vực tương tự như khu dân cư sinh sống ổn định.

Sau khi nhận được phản ánh của người dân, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã tiến hành khảo sát thực tế và nhận thấy, những phản ánh của người dân là hoàn toàn có cơ sở. Tại khu vực đất nằm phía sau khu đất đấu giá, tiếp giáp với cánh đồng thôn My Khê, rất nhiều ngôi nhà đã được xây dựng kiên cố. Có ngôi nhà đang được xây ngay trên thửa ruộng cấy lúa với hệ thống bờ tường xây kiên cố xung quanh. 

binh giang hai duong can chan chinh xu ly nghiem tinh trang xay nha o tren dat nong nghiep
Tại khu vực đất nằm phía sau khu đất đấu giá, tiếp giáp với cánh đồng thôn My Khê, rất nhiều ngôi nhà đã được xây dựng kiên cố.

Phía trong và quanh các vườn trồng chuối, trồng cây ăn quả gần đó, ít nhất 3 ngôi nhà với đầy đủ công trình phụ như nhà bếp, khu vệ sinh, sân sạch có mái che đang được sử dụng làm nơi ở và sinh hoạt của các hộ gia đình. Nhiều khu đất vườn, đất ruộng quanh đó cũng đang được đổ đất, chất thải vật liệu xây dựng để san nền. Các phương tiện, máy móc phục vụ việc đổ đất, san nền thường xuyên hoạt động.

binh giang hai duong can chan chinh xu ly nghiem tinh trang xay nha o tren dat nong nghiep
Ông Nguyễn Văn Đích – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hồng trao đổi thông tin với phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

Để có thông tin khách quan về nội dung sự việc, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Đích – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hồng. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Đích xác nhận: Tất cả những hộ dân này đều là công dân của xã Vĩnh Hồng. Có việc xây dựng như đã nêu nhưng là thời điểm của kỳ lãnh đạo trước và họ đều đã nghỉ hưu.

“Từ khi tiếp quản nhiệm vụ, thựchiện Chỉ thị của Huyện ủy Bình Giang vềviệc tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo công tác quản lý đất đai, chúng tôi thường xuyên quán triệt thực hiện theo Nghị quyết và Chỉthị; tăng cường công tác quản lý đất đai và cương quyết xử lý các trường hợp viphạm như xây nhà trái phép trên đất chưa qua chuyển đổi. Do vậy, ngoài một số trường hợp phát sinh, các trường hợp cũ liên quan đếnthế hệ lãnh đạo trước thì rất khó xử lý”, ông Nguyễn Văn Đích cho hay. 

Ông Đích cũng thông tin: “Khu đất ấyđược chuyển đổi từ những năm 1993 đến 1999. Có  trường hợp gia đình ông Phòng mới dựng cái khung, cònmột số hộđang ở, họ xây dựng nhà để trông nom các khu côngtrình như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trường hợp này họ được phép làm nhà tạm để trông nom. Còn trong quá trìnhsử dụng,công trình có thể bị dột nát, xuống cấp thìhọ sửa chữa, thay đổi, đây là chuyện bình thường”. 

Ông Nguyễn Văn Đích cũng cho rằng, xây tạmthì khôngbền vững được.Bất cập này là do thời điểm đó, Luật Đất đai rất lỏng lẻo.Các hộ xây dựng cả nhà kiên cố nhưng không bị ai lập biên bản. Thậm chí,đất ruộng chỉđược phép trồng lúa nhưng họlại tự ý chuyển đổi. Đến năm 2013, Luật Đất đai thắt chặt lại, giao cho địa phương thì những người đứng đầu mới phải chịu trách nhiệm”.

Mặc dù khẳng định không có tình trạng xây dựng mới, nhưng khi phóng viên đưa những hình ảnh về hiện trạng công trình đang xây, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hồng cho rằng: “Những công trình này, xã đã lập biên bản và yêu cầu tự tháo dỡ nhưng họ vẫn cố tình thi công. Chúng tôi không thể cưỡng chế, xử lý vì họ không còn chỗ nào để ở. Mặt khác, đây chỉ là những công trình tạm, họ cam kết sẽ tự di dời khi có chủ trương thu hồi đất nên không thể xử lý được”. 

Tuy nhiên, khi được đề nghị cung cấp văn bản pháp lý cho phép xây dựng những công trình tạm, các biên bản làm việc cũng như cam kết nêu trên thì thì vị chủ tịch xã này lại không cung cấp được.

Lý giải tại sao một số công trình được xã lập biên bản từ năm 2020 nhưng đến nay vẫn được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, ông Nguyễn Văn Đích cho biết: “Xã đang báo cáo huyện để huyện chỉ đạo xử lý”.

Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014 quy định: Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ mục đích thi công xây dựng công trình chính; công trình tạm đó phải được phá dỡ khi công trình chính của dự án được đưa vào khai thác sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của công trình theo quy định.

binh giang hai duong can chan chinh xu ly nghiem tinh trang xay nha o tren dat nong nghiep
Những ngôi nhà được xây dựng kiên cố như thế này đang được sử dụng làm nơi ở và sinh hoạt của các hộ gia đình.

Như vậy, đối với trường hợp muốn xây dựng công trình trên đất nông nghiệp thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai, cấp phép xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng. Công trình tạm chỉ được phép xây dựng khi được UBND huyện cấp Giấy phép xây dựng tạm theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định; đảm bảo phù hợp với quy mô công trình do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Đồng thời,chủ đầu tư phải có bản cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại được ghi trong Giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ.

Như vậy, những công trình nhà ở riêng lẻ mà Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hồng cho rằng nhà tạm nên không thể xử lý dứt điểm là không có căn cứ. Đây rõ ràng là hành vi sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà không chuyển mục đích sử dụng đất. Nhưng người đứng đầu xã Vĩnh Hồng đã không làm hết trách nhiệm, buông lỏng quản lý, cố tình kéo dài thời gian xử lý, tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm diễn ra trong thời gian dài.

Đề nghị UBND huyện Bình Giang, UBND tỉnh Hải Dương vào cuộc để thanh tra, kiểm tra lại toàn bộ những vi phạm này; xử lý nghiêm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 9, 10, 11 và Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà không chuyển mục đích sử dụng đất thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Khoản 2, Khoản 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt khi chuyển đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tại khi vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Đối với khu vực nông thôn, phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02ha;

Phạt tiền từ 5 – 8 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 ha đến dưới 0,05 ha

Phạt tiền từ 8 -15 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 ha đến dưới 0,1ha;

Phạt tiền từ 15 – 30 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1ha đến dưới 0,5ha;

Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5ha đến dưới 01ha;

Phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01ha đến dưới 03ha;

Phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 ha trở lên.

Đối với khu vực đô thị, hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt  đối với khu vực nông thôn.

Đồng thời, các trường hợp xây nhà ở trên đất nông nghiệp trái phép thì bắt buộc phải tháo dỡ, nếu không tự nguyện phá dỡ sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ.

 

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích