Bất động sản 24h: Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng có phục hồi khi du lịch mở cửa trở lại?
Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng có phục hồi khi du lịch mở cửa trở lại?
Trải qua 2 năm “đóng băng”, ngành du lịch trong thời gian gần đây đang cho thấy nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực khi nhiều dịch vụ quay trở lại hoạt động và các đường bay trong nước được nối lại.
Tuy nhiên, đà phục hồi của ngành du lịch trở nên rõ rệt nhất khi bước sang những ngày đầu của năm 2022. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, 9 ngày nghỉ lễ Tết Nguyên Đán 2022 đã đón và phục vụ 6,1 triệu lượt du khách nội địa và thu về lượng doanh thu ước tính đạt hơn 25.000 tỷ đồng. Những con số “biết nói” trên cũng phần nào thể hiện nhu cầu di chuyển cao của người dân cũng như triển vọng bật dậy của ngành nhờ yếu tố nội địa.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất cập lớn nhất từ quy định dành 20% quỹ đất xây dựng nhà xã hội
Chính sách nhà ở xã hội bắt đầu được quy định tại Luật Nhà ở năm 2005 nhưng phải đến khi Chính phủ ban hành Nghị định số 188/2013/NĐ-CP (Nghị định 188) thì việc dành một tỷ lệ diện tích đất trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị để xây dựng nhà ở xã hội mới trở thành bắt buộc.
Yêu cầu dành 20% tổng diện tích đất ở trong dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để xây dựng nhà ở xã hội là chế định “kinh điển” của pháp luật nhà ở và đã được duy trì suốt hơn 8 năm qua. Ở khía cạnh tích cực, quy định này đã ràng buộc trách nhiệm của địa phương trong việc “siết” chủ đầu tư phải dành đất để phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên thực tế triển khai phát sinh nhiều bất cập và đòi hỏi phải đánh giá lại tính khoa học, hiệu quả, khả thi của quy định này.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà đầu tư đang “cắt lỗ” loại đất “lùa gà”
Trong bối cảnh hiện nay, nguồn cung từ các dự án ở trung tâm Hà Nội ngày càng hạn chế và mức giá liên tục tăng cao. Chính vì điều này, các nhà đầu tư lại dịch chuyển về các huyện vùng ven tìm kiếm cơ hội. Do đó, đất nền tại các huyện như Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai… trở nên sôi động, đặc biệt là đất nền từ các mảnh đất lớn tách thửa.
Thời gian qua, tại huyện Thạch Thất (Hà Nội), nhiều nhà đầu tư “tay to” đã về tìm kiếm những mảnh đất có diện tích lớn từ 1.000m2 đến vài nghìn m2, sau đó ồ ạt thực hiện tách thửa thành các lô đất có diện tích nhỏ hơn bán.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng khó thoát khỏi áp lực tăng giá
Ngành du lịch đã phải “chống chọi” với đại dịch Covid-19 suốt 2 năm qua, khiến cho thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng rơi vào bế tắc kéo dài. Theo đánh giá của giới chuyên gia, sự phục hồi của ngành du lịch trong thời gian tới sẽ thúc đẩy nền kinh tế và thị trường bất động sản phát triển trở lại.
Theo công bố dữ liệu nghiên cứu của Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) cho thấy, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam từ đầu năm 2022 đang tăng mạnh. Đặc biệt là từ đầu tháng 1 đến nay, lượng tìm kiếm quốc tế về hàng không Việt Nam ở mức rất cao, có thời điểm tăng đến 425%.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giá bất động sản có giảm khi lạm phát vượt mức cho phép?
ạm phát đang là mối quan tâm hàng đầu của giới đầu tư toàn cầu cũng như Việt Nam sau khi giá hàng hoá leo thang do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu mà dịch Covid-19 gây ra. Đặc biệt, căng thẳng Nga – Ukraine leo thang càng gây áp lực hơn với lạm phát khi giá dầu có lúc đã vượt 100 USD/thùng trong hai ngày gần đây. Cùng với đó, giá của nhiều mặt hàng khác như: Than, thép, nông nghiệp cũng tăng dẫn đến giá cả đầu vào tăng theo.
Trong bối cảnh đó, đầu tư vào kênh nào là bài toán đau đầu với nhiều nhà đầu tư. Với kênh bất động sản, giới chuyên gia cho rằng, nếu lạm phát tăng cao vào năm 2022, áp lực tăng giá bất động sản cũng sẽ rất lớn. Từ quý II/2022 trở đi, khi kinh tế hồi phục trở lại, Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân cho cả trẻ em thì bất động sản sẽ càng có đà tăng giá. Trong khi đó, cầu tăng mà nguồn cung chưa phục hồi thì việc tăng giá là điều hiển nhiên.
Xem thông tin chi tiết tại đây