Bất động sản 24h: “Điểm nổ” bất động sản nghỉ dưỡng đã tới
“Điểm nổ” bất động sản nghỉ dưỡng đã tới
Những ngày nghỉ Tết Nhâm Dần, hầu hết các điểm du lịch trên cả nước đều chứng kiến cảnh dòng người lũ lượt tìm đến, nhiều nơi xảy ra tình trạng kẹt cứng, các bãi biển, khách sạn, nhà nghỉ “cháy phòng”… Theo dữ liệu từ Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch), chỉ trong 9 ngày Tết (từ 29/1 – 6/2/2022), ngành du lịch đã phục vụ khoảng 6,1 triệu lượt khách nội địa, trong đó có 3,2 triệu lượt khách nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch; tổng thu ước đạt hơn 25.000 tỷ đồng.
Khác với trước đây, thay vì chỉ một số điểm du lịch nổi tiếng mới thu hút du khách, thì hiện nay, nơi nào có phong cảnh đẹp, không khí trong lành… đều có thể trở thành điểm đến. Xuất phát từ thực tế này, thời gian qua, các nhà phát triển bất động sản đã không ngừng tìm kiếm quỹ đất để làm dự án nhà ở kết hợp nghỉ dưỡng ở nhiều vùng đất mới, báo hiệu sự bùng nổ xu hướng “lên rừng, xuống biển” của bất động sản nghỉ dưỡng.
Trong xu hướng “lên rừng”, Lâm Đồng là một trong những địa phương “hot” nhất hiện nay. Ngoài “thành phố ngàn hoa” Đà Lạt vốn được biết đến từ lâu, thời gian gần đây, nhiều khu vực khác như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, Đức Trọng… đã lọt vào tầm ngắm của các đại gia địa ốc với kế hoạch xây dựng một loạt dự án quy mô lớn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản Hà Nội thiếu hụt nguồn cung từ nhà biệt thự, nhà liền kề đến căn hộ giá rẻ
Theo báo cáo mới đây của Savills, số lượng căn hộ bán trên thị trường sơ cấp ở Hà Nội là khoảng 16.000 căn, song con số này vẫn thấp hơn so với năm 2020. Trong khi đó, đối với thị trường nhà ở thấp tầng như biệt thự, nhà liền kề, Savills ghi nhận số lượng căn bán được trong năm 2021 gia tăng hơn so với năm 2020.
Bà Đỗ Thu Hằng – Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu Hà Nội thuộc Savills cho biết, ngoài phân khúc nhà ở đô thị, thị trường bất động sản công nghiệp cũng có những tín hiệu sáng dựa trên triển vọng phát triển kinh tế khả quan và việc Việt Nam ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư đến thị trường, hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh mẽ.
Tại thị trường phía Bắc, các địa phương như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang là các địa phương tiêu biểu trong việc phát triển bất động sản công nghiệp. Trong thời gian sắp tới các địa phương này vẫn tiếp tục gia tăng vị thế, cộng thêm các địa phương tiềm năng khác như Hưng Yên, Quảng Ninh, Lạng Sơn…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Ngăn chặn “nhóm lợi ích” bán rẻ đất công, chia chác tiền tỷ
Có hàng loạt lý do để xảy ra tình trạng trên trong đó lỗ hổng Luật Đất đai và văn bản dưới luật; một số quan chức địa phương dễ bị đồng tiền làm tha hóa, lợi dụng quyền lực để làm lợi cho bản thân và “nhóm lợi ích”.
Chuyên gia kinh tế – TS. Vũ Đình Ánh nhận định, sai phạm về đất đai chủ yếu diễn ra dưới các hình thức: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân; không sử dụng hoặc sử dụng đất không đúng mục đích; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Sai phạm về đất đai diễn ra phổ biến, thường xuyên, phức tạp ở nhiều tổ chức, nhiều cấp quản lý với các mức độ từ ít nghiêm trọng đến nghiêm trọng, thậm chí rất nghiêm trọng nhưng chậm xử lý, gây hậu quả lớn về kinh tế – xã hội.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Lo nợ xấu bất động sản
Trong hai năm trở lại đây, do tác động của đại dịch Covid-19, ngành ngân hàng đã có những hỗ trợ tích cực, giúp khách hàng vượt qua khó khăn, phục hồi kinh tế thông qua các chương trình cho vay mới với lãi suất ưu đãi, khoanh, giãn, cơ cấu lại nợ cũ theo các Thông tư của NHNN ban hành.
Điều này đã đóng góp một phần lớn vào quá trình phục hồi kinh tế, đồng thời giúp ngân hàng duy trì được nhịp tăng trưởng lợi nhuận nhưng tất yếu sẽ phát sinh nợ xấu mới. Đặc biệt, với làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 khiến nhiều địa phương trong đó có Hà Nội và TP.HCM phải thực hiện giãn cách kéo dài khiến hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ gặp khó, tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ cả cũ lẫn mới của khách hàng.
Điều này thể hiện rất rõ ràng qua con số nợ của các ngân hàng, gồm cả khối TMCP Nhà nước vốn được biết đến là khá khắt khe trong hoạt động cho vay, trong đó phải kể tới VPBank với 15.887 tỷ đồng (tăng 60% so với 2020) hay BIDV với 13.245 tỷ đồng (giảm 38% so với năm trước).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Mở cửa du lịch cũng là khát khao phục hồi phát triển nền kinh tế
Sau hai năm chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi, nhất là khi Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15/3, trong đó có cả hoạt động đón khách quốc tế (inbound) và đưa khách Việt Nam đi nước ngoài (outbound) hứa hẹn sẽ kích thích du lịch quốc tế trong thời gian tới.
Việc mở cửa sẽ được tiến hành cụ thể như thế nào? Doanh nghiệp cần thay đổi và nắm bắt cơ hội ra sao?
Chiều ngày 18/2, tại tọa đàm “Mở cửa an toàn, hiệu quả: Thời cơ vàng của du lịch Việt Nam” được UBND tỉnh Bình Định phối hợp cùng Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tập đoàn FLC tổ chức, các chuyên gia, doanh nghiệp đã cùng phân tích và chia sẻ rất nhiều các nhận định xoay quanh việc mở cửa hoàn toàn ngành du lịch.
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng việc mở cửa du lịch là vấn đề cấp thiết. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, kéo theo hoạt động của nhiều ngành kinh tế khác, tác động đến kinh tế và xã hội trên toàn cầu. Ảnh hưởng của đại dịch đã khiến nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng ở châu Âu không bóng người, gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế.
Xem thông tin chi tiết tại đây