Bất động sản 24h: “Sóng” đầu tư đất nền sẽ về đâu dịp đầu năm Nhâm Dần?
“Sóng” đầu tư đất nền sẽ về đâu dịp đầu năm Nhâm Dần?
Báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam chỉ ra, nguồn cung phân khúc đất nền giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 4% trong quý III/2021. Các địa phương gần như không có nguồn cung mới.
Tuy nhiên, ghi nhận từ tháng 10/2021 đến nay, khi nhiều tỉnh thành bắt đầu nới lỏng giãn cách và rục rịch mở cửa lại kinh tế, mức độ quan tâm tìm kiếm đất nền đã bật tăng trở lại nhanh chóng, trong khi nhiều phân khúc vẫn đang loay hoay tìm giải pháp phục hồi. Thậm chí vào thời điểm cuối năm 2021, đất nền đã sốt trở lại tại một số điểm nóng trước đó.
Giới chuyên gia cũng dự báo đất nền có thể tiếp diễn các cơn sốt cục bộ trong năm 2022, giúp thị trường bất động sản nói chung sôi động trở lại.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Kinh doanh khách sạn có nhiều triển vọng trong năm Nhâm Dần
Làn sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới toàn bộ nền kinh tế nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng. Trong đó, du lịch – nghỉ dưỡng là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, khi dự báo về khả năng hồi phục và phát triển trong năm 2022, nhiều đơn vị, chuyên gia vẫn cho rằng, ngành công nghiệp không khói này sẽ có những chuyển mình đầy rõ rệt. Khi du lịch được hồi phục, nhiều ngành, nghề liên quan sẽ có cơ hội vực dậy.
Cụ thể, theo báo cáo mới nhất của công ty tư vấn bất động sản JLL, nhu cầu về chỗ ở đang phục hồi với tốc độ nhanh hơn dự kiến, các chủ đầu tư nhà nghỉ, khách sạn sẽ cần phải có các giải pháp thích ứng, tận dụng cơ hội để nâng cao giá trị dịch vụ, giảm chi phí hoạt động và tăng nhu cầu của người dùng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quy định mới xử phạt môi giới bất động sản, “cò đất” hết cửa náo loạn
Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không trung thực hồ sơ, thông tin về bất động sản mà mình môi giới bị phạt tiền từ 200 – 250 triệu đồng theo quy định mới vừa được Chính phủ ban hành.
Đây là một trong những nội dung tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 16) “Quy định xử phạt hành chính về xây dựng” chính thức có hiệu lực từ ngày 28/1 vừa qua. Nghị định 16 thay thế Nghị định 139/2017/NĐ-CP (năm 2017) của Chính phủ và Nghị định 21/2020/NĐ-CP (năm 2020) của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản năm 2022 sẽ tốt hơn, minh bạch hơn năm 2021
Năm 2021 là một năm đầy thách thức đối với thị trường bất động sản do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng cũng là một năm chứng kiến nhiều trạng thái nhất trong suốt 2 thập kỷ phát triển vừa qua.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, cần khẳng định thị trường bất động sản năm qua không có gì gọi là khủng hoảng. Về bản chất, thị trường vẫn vận động tích cực và khỏe. Mọi yếu tố nội tại trong đó (như nguồn lực, các dự án, tình hình phát triển hạ tầng trên cả nước, dòng tiền, nhu cầu) đều rất tốt. Dù rằng, ở một vài thời điểm, thị trường rơi vào trạng thái không có giao dịch. Điều này là do nguyên nhân khủng hoảng y tế (gây ra bởi dịch bệnh Covid-19).
Đánh giá về thị trường năm 2022, ông Đính cho rằng, giá bất động sản sẽ được điều chỉnh giảm, nhưng ở mức độ không sâu và vẫn có khả năng xảy ra tăng giá, sốt đất ở một số địa phương nhưng không nhiều như năm 2021.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Từng bước vực dậy thị trường bất động sản TP.HCM sau “cơn sốc” Covid-19
Trước khi bước vào những tháng ngày giãn cách xã hội để phòng chống Covid-19 bùng phát lần thứ 4, TP.HCM – đầu tàu kinh tế của Việt Nam từng ghi nhận thành tích GRDP nửa đầu năm 2021 đạt 680.328 tỷ đồng (tăng 5,46%), mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Vào tháng 6/2021, kinh tế thành phố vẫn ổn, đến tháng 7, 8, 9 mọi thứ bắt đầu xoay trục. Những tổn thương nghiêm trọng đã tác động mọi mặt đến nền kinh tế của thành phố. Sau gần 5 tháng tập trung tất cả nhân, vật lực, ưu tiên phòng, chống dịch, TP.HCM đã từng bước kiểm soát dịch bệnh để trở về trạng thái “bình thường mới”.
Tuy nhiên, TP.HCM đã gánh chịu những tổn thất nặng nề khi trên một nửa dân số gặp khó khăn, hơn 80% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng.
Lần đầu tiên trong lịch sử từ giai đoạn đổi mới, TP.HCM tăng trưởng âm 6,78%, trong khi kế hoạch năm đề ra là tăng trưởng dương 6%.
Xem thông tin chi tiết tại đây