Bất động sản 24h: Sốt đất, bỏ cọc cùng nghịch cảnh “làm cả đời không bằng lời lô đất”
Sốt đất, bỏ cọc cùng nghịch cảnh “làm cả đời không bằng lời lô đất”
Một báo cáo mới đây của CBRE đưa ra con số là giá đất nền, chung cư tại những thành phố lớn của Việt Nam hơn một năm qua đã tăng khoảng 20 – 30% và có thể còn tăng nữa.
Việc giá đất tăng tác động đến nền kinh tế thông qua vài khía cạnh.
Với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, việc định giá bất động sản, định giá đất trong các hợp đồng vay vốn sẽ phức tạp hơn. Hầu hết ngân hàng sẽ phải định giá lại tài sản đảm bảo là đất đai, hiện chiếm hơn một nửa các hợp đồng tín dụng.
Nếu các chủ đầu tư thiếu thiện chí, vin vào hiện tượng giá đất tăng để đòi được định giá cao hơn, vay nhiều hơn sẽ ảnh hưởng đến quy mô giá trị của tài sản đảm bảo là bất động sản. Điều này, nếu không được quản trị tốt, có thể dẫn đến rủi ro tín dụng và nợ xấu cho ngân hàng.
Rủi ro cũng xảy ra khi bên vay không trả được nợ, phải đấu giá bất động sản thế chấp để bù nợ. Việc ngân hàng siết nợ bất động sản, bán ra thị trường có thể dẫn đến một làn sóng biến động giá mới, tác động đến tính ổn định của nền kinh tế.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Khu vực có khả năng sốt đất nền cục bộ năm 2022
Dự báo về thị trường năm 2022, ông Phan Việt Hoàng, Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản tỉnh Khánh Hòa, phòng Nghiên cứu thị trường VARS cho biết, tình trạng cầu vượt cung có thể kéo dài sang năm 2022. Các sản phẩm nhà ở giá rẻ và pháp lý chuẩn, đất nền giá thấp và nhà ở xã hội sẽ luôn được thị trường hấp thụ tốt.
Thị trường bán lẻ vẫn tiếp tục duy trì hoạt động chủ đạo tại TP. Nha Trang và huyện Diên Khánh. Tại khu vực Vân Phong, Cam Ranh – đã nằm trong định hướng thu hút đầu tư phát triển của tỉnh giai đoạn 2021 – 2030, thỉnh thoảng sẽ xảy ra sốt đất nền cục bộ.
Các dự án đã đi vào vận hành và cộng hưởng các công trình hạ tầng đầu tư công của năm 2020 như khu đô thị Mỹ Gia (phân khu 2,7,8), Hà Quang 1&2, Nam Vĩnh Hải, Mipeco, An Bình Tân… vẫn sẽ duy trì ổn định.
Trong khi đó, thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng Khánh Hòa sẽ ấm dần trở lại do hoạt động du lịch tại Khánh Hòa đã dần phục hồi. Hiệu suất khai thác các tổ hợp dự án nghỉ dưỡng đã được nâng lên rất nhiều từ tháng cuối năm 2021.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Công nghệ số – Xu hướng dẫn dắt bất động sản năm 2022
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế, hàng loạt các ngành nghề, các loại hình kinh doanh đều chuyển hướng từ hình thức kinh doanh truyền thống sang mô hình trực tuyến. Không nằm ngoài xu hướng, thị trường bất động sản cũng tiếp cận xu hướng chuyển đổi số nhằm tăng cường khả năng vận hành linh hoạt, thích ứng để tồn tại và phát triển.
Hiện nay, công nghệ bất động sản đã trở thành xu thế phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực bất động sản, giúp dễ dàng kết nối giữa các bên có nhu cầu và nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
Theo ông Trần Phúc Hồng, Phó Chủ tịch Liên minh Công nghệ số Việt Nam, dịch bệnh đang đặt ra các thách thức mới cho các tòa nhà, văn phòng, khu dân cư về giãn cách phòng, chống dịch bệnh, tăng cường kiểm soát, an toàn, an ninh. Chính vì thế, rất cần những giải pháp thông minh để đáp ứng các yêu cầu mới này.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hòa Bình và vị thế dẫn đầu làn sóng bất động sản ven đô
Như một quy luật, khi bất động sản khu vực trung tâm dần trở nên bão hòa, làn sóng đầu tư bất động sản sẽ có xu hướng dịch chuyển theo vết dầu loang sang những vùng đất mới tiềm năng. Và Hòa Bình đang dần chứng minh vị thế dẫn đầu của bất động sản ven Thủ đô khi hội tụ đầy đủ các yếu tố không chỉ về vị trí, cảnh quan…, mà còn cả về quy hoạch bài bản, sự chuẩn bị về hạ tầng, quỹ đất cùng chính sách thu hút đầu tư cởi mở của chính quyền địa phương.
Sức hấp dẫn của bất động sản Hòa Bình cũng đang ngày càng gia tăng nhờ sự đồng hành của các doanh nghiệp bất động sản tiên phong, mà theo đánh giá của các chuyên gia, trong một tương lai không xa, Hòa Bình sẽ trở thành trung tâm nghỉ dưỡng mới hàng đầu Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vì sao đất nền vùng ven Thủ đô vẫn sốt?
Bất chấp không khí vội vã của những ngày Tết Nguyên Đán cận kề, anh Tuấn Anh (Hà Nội) vẫn quyết định “chốt” lô đất hơn 100m2 tại huyện Đông Anh với mức giá 39 triệu đồng/m2. Đây là mức giá đã tăng khoảng 30% so với thời điểm giữa năm 2021.
Anh Tuấn Anh chia sẻ, trong những ngày cuối tháng 12/2021 đầu năm 2022 anh và bạn bè đã mua vào hàng chục lô đất với diện tích từ vài chục mét đến vài trăm mét vuông của người dân tại các xã thuộc huyện Đông Anh để chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư năm 2022.
Không chỉ tại Đông Anh, nhiều quận huyện vùng ven Hà Nội khác như Hà Đông, Gia Lâm, Ba Vì, Quốc Oai… vẫn ghi nhận mức tăng cao từ 15% đến 30%, có nới lên đến 50% như Mê Linh, Sóc Sơn… Tuy nhiên, nhà đầu tư có nguồn tài chính mạnh vẫn tiếp tục đổ về gom mua những mảnh đất đẹp, thậm chí sẵn sàng trả hoa hồng cao cho những người giới thiệu được những mảnh đáp ứng được tiêu chí đưa ra.
Xem thông tin chi tiết tại đây