Bố ơi, có phải càng nhiều tiền thì càng thành công?

Bố ơi, có phải càng nhiều tiền thì càng thành công?

Không phải tiền bạc, sự giàu có hay thành tích, bạn nhận được bao nhiêu yêu thương, làm được gì cho những người xung quanh mới là thước đo cuối cùng của thành công.

Một hôm, cậu con trai hỏi bố: “Bố ơi, có phải càng nhiều tiền thì càng thành công?”.

“Điều này chưa chắc đã đúng” – Người bố trả lời.

“Vậy thì tại sao nhiều người lại ghen tị với những người nhiều tiền, giàu có?”

“Một người vĩ đại hay không không phụ thuộc vào việc anh ta có bao nhiêu tiền, mà là anh ta đã ảnh hưởng đến bao nhiêu người, đóng góp bao nhiêu cho xã hội.

Một nhà thơ có ảnh hưởng đến chúng ta bằng thơ ca, chúng ta có thể nói rằng anh ta là một nhà thơ vĩ đại; Một nhà văn có ảnh hưởng đến chúng ta bằng những tác phẩm văn chương, chúng ta có thể nói rằng anh ấy là một nhà văn lớn; một doanh nhân tạo ra nhiều việc làm bằng chính khả năng của mình và sử dụng tài sản của mình để làm từ thiện, chúng ta cũng có thể nói rằng anh ấy là một doanh nhân vĩ đại” – Người bố giải thích.

thanh cong

Ảnh minh họa. 

“Nhưng con thấy rất nhiều người thích tiền?”

“Tất nhiên tiền thực sự có thể thỏa mãn suy nghĩ ích kỷ của nhiều người. Con người dù gì cũng là một tập thể. Không thể yêu cầu ai cũng ích kỷ! Càng ham tiền thì càng có nhiều người ích kỷ. Nhưng tiền thật sự không thể đo đếm được một người. Cùng lắm chúng ta chỉ có thể đánh giá được ai đó dựa trên ham muốn tiền bạc của chính họ”.

Một câu chuyện có thật đã từng nổi đình nổi đám trên mạng. Một giáo viên tiểu học hỏi học sinh liệu tiền có phải là thứ quan trọng nhất hay không, hầu hết học sinh đều trả lời “có”.

Cô giáo hỏi: “Các con còn nhớ ai là người giàu nhất 500 năm trước không?”

Cả lớp đều im lặng.

Cô giáo hỏi lại: “Vậy các con có nhớ những người đã giúp đỡ mình không?”

Các học sinh tranh nhau nói về bố mẹ, anh chị em, người hàng xóm,…

Cô giáo nói: “Người giàu sẽ không ở trong trí nhớ của mọi người bởi vì họ giàu có. Tên tuổi của họ sẽ sớm bị lãng quên, nhưng những người đã giúp đỡ người khác sẽ được ghi nhớ mãi mãi. Đây là thứ tiền không thể so sánh được, đây là giá trị thực”.

Khổng Tử cả đời nghèo khó, hầu như chưa bao giờ làm quan cao, tuy nhiên Nho giáo của ông đã đặt nền móng văn hóa hàng nghìn năm và được các nho sĩ khắp thế giới kính trọng.

Bà Curie cũng cả đời nghèo khó, số phận lận đận, nhưng bà từng 2 lần đoạt giải Nobel khoa học, thế giới vẫn luôn nhắc đến bà với sự kính trọng.

Beethoven cũng sống cuộc đời nghèo khó, số phận long đong, đến cuối đời còn chưa lập gia đình, cộng thêm nhiều căn bệnh hành hạ khiến ông không được mấy ngày yên ổn, nhưng ông đã để lại cho thế giới rất nhiều danh khúc nổi tiếng.

Cổ xưa có câu: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu”.

Người quân tử chính là mang trong mình những phẩm chất hơn người như thế. Tiền bạc và địa vị không thể khiến bản thân bị mê mờ, tha hóa. Dẫu nghèo khổ bần hàn, thân phận thấp kém cũng không thay đổi chí hướng bản thân. Quyền thế vũ lực không thể khiến họ khuất phục, thay đổi khí chất. Đây mới gọi là bậc đại trượng phu chân chính.

Bạn cũng có thể thích