Bất động sản 24h: Giá bất động sản liên tục tăng “nóng”, liệu có bất thường?
Giá bất động sản liên tục tăng “nóng”, liệu có bất thường?
Giá nhiều phân khúc bất động sản liên tục bị xô đổ trong những năm gần đây, nhiều người dấy lên lo ngại về sự bất thường của thị trường bất động sản.
Đặt ở bối cảnh thị trường bất động sản ảnh hưởng bởi Covid-19, nhưng giá bất động sản vẫn tăng, thậm chí sốt cục bộ diễn ra ở nhiều địa phương, giá tăng diện rộng, nhất là ở phân khúc đất nền… càng khiến những lo lắng về sự bất thường có cơ sở.
Trong một toạ đàm diễn ra mới đây, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam từng chia sẻ, thị trường bất động sản một số khu vực bị đẩy giá bất động sản bất bình thường.
Ông lấy dẫn chứng, chỉ trong một năm trở lại đây, theo ghi nhận từ các đơn vị nghiên cứu, nhiều vùng tại Hòa Bình tăng giá đất tới 3 lần như Lương Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc… Đồng thời, giá đất đai các vùng lân cận cũng tăng đáng kể so với trước đó. Không chỉ Hoà Bình mà nhiều khu vực như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, hay vùng ven Hà Nội… giá tăng gấp 3 là diễn biến dễ gặp trên thị trường. Thậm chí, có một số khu vực, gia tăng gấp 3 chỉ trong vòng nửa năm, đơn cử như đối với đất vườn rộng làm trang trại tại Thạch Thất hay Chương Mỹ.
Chia sẻ tại VRES 2021, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết, giá bất động sản tại các thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đã liên tục tăng trong những năm gần đây. Cụ thể, từ mức trung bình 32 triệu đồng/m2 năm 2019 lên mức 34 triệu đồng/m2 năm 2021. Giá bán chung cư TP.HCM cũng tăng từ mức trung bình 32 triệu đồng/m2 năm 2019 lên mức 36 triệu đồng/m2 năm 2021. Giá bán nhà riêng Hà Nội cũng tăng từ 89 triệu đồng/m2 năm 2019 lên mức 103 triệu đồng/m2 năm 2021. Giá bán nhà riêng TP.HCM cũng tăng từ 97 triệu đồng/m2 năm 2019 lên 103 triệu đồng/m2 năm 2021.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Lợi nhuận doanh nghiệp khu công nghiệp sẽ tăng trưởng trên 20%
Trong một báo cáo phân tích vừa công bố, các chuyên gia SSI đưa ra dự phóng lãi ròng 2022 của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp tăng 18 – 26% trong năm 2022.
Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối tháng 5/2021, cả nước có 38 dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nâng số khu công nghiệp đã thành lập lên 394. Các dự án khu công nghiệp mới này sẽ đi vào hoạt động trong vòng 2 – 3 năm tới do Dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP giúp tinh giảm quy trình xin cấp phép khu công nghiệp mới. Thời gian xin cấp giấy phép đầu tư khu công nghiệp giảm một năm so với hiện nay. Đồng thời, thời gian bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản giảm còn 1 – 2 năm.
Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng tại các dự án khu công nghiệp được dự báo tiếp tục tăng trong năm 2022. Quy định khung giá đất mới cho giai đoạn 2020 – 2024 được sử dụng để tính tiền sử dụng đất cho các công ty phát triển khu công nghiệp.
Nhóm phân tích của Công ty Cổ phần chứng khoán SSI cho rằng, giá đất khu công nghiệp ở các tỉnh cấp 1 (Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hải Phòng) có thể tăng 5 – 10%/năm so với giai đoạn 2016 – 2020. Giá đất khu công nghiệp tại các tỉnh cấp 2 (Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bình Phước, Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên và Vĩnh Phúc) tăng 10 – 20% so với giai đoạn 2016 – 2020.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Diễn biến đầu năm 2022: Đất nền phía Bắc nóng, phía Nam lại trầm lắng
Thị trường đất nền miền Bắc đang thiết lập một mặt bằng giá mới trong khi miền Nam lại trầm lắng hơn. Tuy vậy, tổng quan đây vẫn là phân khúc được dự báo có mức tăng trưởng tốt nhất trong năm 2022.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường mới đây của batdongsan.com.vn, thời điểm đầu năm 2022, nhu cầu tìm kiếm đất nền có xu hướng gia tăng tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, nhất là ở các thị trường vệ tinh giáp ranh Hà Nội.
Bùng nổ giao dịch đất nền mạnh nhất trong tháng vừa qua là các tỉnh phía Bắc với tâm điểm là Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang và Hưng Yên. Lượt tìm kiếm đất nền và đất nền dự án tại các địa phương này đều tăng hơn 2 con số. Cụ thể, nhu cầu tìm mua đất nền ở Hà Nội tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, trong khi Hà Nam tăng đến hơn 36% so với tháng 11 trước đó. Hòa Bình, Hưng Yên và Bắc Giang cũng ghi nhận lượt quan tâm mua đất nền tăng 18 – 22% trong khi các điểm nóng từ giai đoạn 2020 là Bắc Ninh, Hải Dương cũng tiếp tục tăng thêm 8 – 13% so với 1 tháng trước đó.
Nhận định về nguyên nhân khiến thị trường đất nền phía Bắc bùng nổ giao dịch vào các tháng cuối năm 2021 và những ngày đầu năm 2022, ông Nguyễn Ngọc Hiếu – Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường của Batdongsan.com.vn cho biết, hàng loạt thông tin về quy hoạch phát triển hạ tầng là bàn đạp khiến nhà đất nhiều tỉnh thành nóng sốt.
Ví dụ như tỉnh Hà Nam vừa bổ sung khu công nghệ cao 1.000ha vào quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao đến năm 2030; Bắc Ninh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/2000 khu đô thị Lim mở rộng; Lào Cai khởi công dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc với Hà Nội…
Những thông tin hạ tầng liên quan đến phát triển tại các địa phương trên đã tạo ra cơn nóng sốt nhẹ với đất nền. Tuy không tăng trưởng bùng nổ như thời điểm sốt đất vào tháng 3/2021 nhưng sự tăng trưởng này vào ngay thời điểm dịch bệnh vẫn đang phức tạp cho thấy nhu cầu và sự ưa chuộng của nhà đầu tư vào phân khúc đất nền vẫn rất lớn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản Hà Nội: Nghịch lý và những điểm sáng
Chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt dịch Covid-19 bùng phát, thị trường bất động sản Hà Nội có phần xáo trộn, song nhìn vào trung và dài hạn, các chuyên gia cho rằng, thị trường sẽ nhanh chóng ổn định.
Năm 2021 là một năm “nhiều cảm xúc” của thị trường bất động sản cả nước nói chung và thị trường bất động sản Hà Nội nói riêng. Nếu như 6 tháng đầu năm, khi dịch Covid-19 được kiểm soát từng bước, thị trường bất động sản Hà Nội cũng dần trở lại guồng quay “bình thường mới”, thì 6 tháng cuối năm khi Covid-19 tái bùng phát lần thứ 4, mọi giao dịch gần như ngưng trệ, thị trường bất động sản xáo trộn, phông nền chung vô cùng ảm đạm, trầm lắng, lượng hàng tồn kho lên mức cao nhất từ trước tới nay.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, lượng căn hộ tồn kho trong 1 năm thường rơi vào khoảng 30 – 50%, song do ảnh hưởng của dịch bệnh nên lượng tồn kho từ các dự án trong năm 2021 đã vượt qua mốc 50%, chủ yếu nằm ở căn hộ có giá hơn 35 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cũng cho thấy, trong quý III, tỷ lệ hấp thụ căn hộ chỉ đạt 21,1%, tương đương với 532 căn hộ.
Lượng căn hộ tồn kho tăng cao trong bối cảnh Covid-19 là điều khá dễ hiểu, thế nhưng có một nghịch lý diễn ra là giá bán căn hộ vẫn không ngừng tăng lên, khiến không ít nhà đầu tư và người có nhu cầu ở thực hoang mang, lo lắng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Triển vọng ngành xây dựng năm 2022: Lạc quan trong thận trọng
Theo nhận định của các chuyên gia, điểm nhấn trong triển vọng ngành xây dựng năm 2022 là sự khả quan một cách thận trọng.
Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, trong đó có ngành xây dựng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà thầu, xây lắp. Tuy nhiên, với sự điều hành linh hoạt của Chính phủ các doanh nghiệp xây dựng đã vượt qua đại dịch Covid-19 tương đối thành công.
Theo số liệu được Bộ Xây dựng công bố tại Hội nghị tổng kết năm 2021 thì cả năm giá trị tăng thêm của ngành xây dựng ước tính tăng 0,2 – 0,5% so với năm 2020; chỉ số giá xây dựng tăng 4,34% so với năm 2020.
Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nhà thầu, theo SSI Research, trong năm 2021, mặc dù thị trường nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM chứng kiến sự sụt giảm nguồn cung mới và các căn hộ bán được trong năm 2021, giá trị hợp đồng ký mới của một số công ty xây dựng trong năm 2021 lại tăng trưởng khá bất ngờ.
Xem thông tin chi tiết tại đây