Bất động sản 24h: Cận Tết bất động sản hút mạnh dòng kiều hối
Cận Tết bất động sản hút mạnh dòng kiều hối
Thời điểm cận Tết Nguyên đán, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19, dòng tiền kiều hối tiếp tục gia tăng và được nhận định sẽ chọn bất động sản làm nơi trú ẩn.
Tranh thủ dịp cuối tuần trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, chị Nguyễn Thị Loan (Quốc Oai, Hà Nội) vừa hoàn tất thủ tục nhận chuyển nhượng 02 thửa đất nền với giá hơn một tỷ đồng một lô sau khi nhận được tiền kiều hối do vợ chồng anh trai từ Canada gửi về.
“Hai năm nay, người nhà tôi mới gửi tiền về, số tiền cũng khá lớn, gửi ngân hàng hay cho vay cũng không được lãi bao nhiêu mà buôn bán cũng khó nên gia đình tôi đã quyết định dồn tiền để mua đất. Dù giá đã lên khá cao nhưng nếu thị trường chỉ cần thuận lợi bằng phân nửa thời gian qua cũng là rất tốt rồi, nếu không coi như đầu tư dài hạn”, chị Loan cho biết.
Theo thông lệ, cận Tết Nguyên đán thường là cao điểm của dòng tiền kiều hối về Việt Nam, năm nay một trong những tín hiệu tích cực là bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng lượng kiều hối không hề giảm mà còn tăng so với cùng kỳ.
Cụ thể, theo thống kê của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2021 ước đạt 12,5 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2020. Trong số đó, lượng kiều hối gửi qua các tổ chức tín dụng khoảng 7%, các công ty kiều hối 28%, qua bưu điện 2%…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dự báo tổng quan hoạt động đầu tư bất động sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
Một nghiên cứu gần đây của CBRE cho thấy, hoạt động đầu tư bất động sản châu Á – Thái Bình Dương ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực và có khả năng tăng trưởng trong năm 2022.
Khảo sát Asia Pacific Investor Intentions Survey 2022 (Tạm dịch: Khảo sát mục tiêu của các nhà đầu tư châu Á – Thái Bình Dương năm 2022) của công ty tư vấn dịch vụ bất động sản toàn cầu CBRE được thực hiện từ ngày 17 đến 23/12/2021, công bố vào tháng 01/2022. Khảo sát lấy ý kiến của 535 nhà đầu tư châu Á – Thái Bình Dương và cho thấy nhiều dấu hiệu khả quan cho thị trường bất động sản khu vực trong năm 2022.
59% nhà đầu tư có ý định mua bất động sản nhiều hơn trong năm 2022, bằng với tỷ lệ về nhu cầu mua của khảo sát tương tự vào năm ngoái. Tập trung vào giá trị gia tăng, lấy lại vị thế là chiến lược đầu tư trọng tâm được 27% nhà đầu tư tập trung vào, bất chấp những rủi ro từ đại dịch. Mong muốn thu về lợi nhuận cao khiến nhiều nhà đầu tư tích cực tìm kiếm những khoản đầu tư giá trị gia tăng và đầu tư cốt lõi tại các thị trường như Singapore hay Seoul (Hàn Quốc).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhìn lại thị trường bất động sản 2021 và xu hướng phát triển 2022
Năm 2021, thị trường bất động sản trải qua một năm nhiều thách thức như sốt đất trên diện rộng, nở rộ trái phiếu doanh nghiệp… Tuy nhiên, thị trường được dự đoán sẽ sớm bình ổn và khởi sắc trong năm 2022.
Không thể phủ nhận những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng trong năm 2021 vừa qua. Nhìn chung, thị trường cả nước ở mọi lĩnh vực đều trầm lắng và khá ảm đạm do các hoạt động giãn cách xã hội kéo dài. Riêng thị trường bất động sản cũng ghi nhận nhiều chỉ số sụt giảm mạnh.
Chia sẻ tại Talkshow “Thị trường bất động sản Việt Nam 2021 và xu hướng 2022”, ông Phạm Anh Khôi, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đất Xanh Services đánh giá, 2021 là một năm đầy khắc nghiệt. Bức tranh thị trường bất động sản cũng khá tối màu do các giao dịch không thể thực hiện, nguồn cung sụt giảm mạnh, hàng tồn kho tăng cao…
Cụ thể, trong năm vừa qua, nguồn cung bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM sụt giảm trầm trọng. Tại TP.HCM, trước dịch nguồn cung trên thị trường trung bình là 60.000 căn hộ/năm nhưng đến năm 2021 chỉ có hơn 11.000 căn hộ, giảm 43% theo năm. Tại Hà Nội cũng chỉ có hơn 12.000 căn hộ được cung cấp ra thị trường, giảm 12% theo năm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Khám phá căn hộ 110m2 mang đậm phong cách Indochine vừa hoài cổ, vừa lãng mạn hiện đại
Sự kết hợp tinh tế, nổi bật giữa niềm hoài cổ của truyền thống Á Đông và sự lãng mạn, hiện đại của kiến trúc Pháp theo phong cách Indochine và luxury đã mang tới sự giao thoa bản sắc tuyệt vời cho căn hộ.
Căn hộ có diện tích 110m2, với 2 phòng ngủ sắc màu trung tính như vàng kem, vàng nhạt, trắng… cùng nội thất gỗ tối màu mang đậm nét đặc trưng của phong cách Indochine được chị Trương Ngọc Hằng chia sẻ trên mạng xã hội cách đây không lâu khiến nhiều người ấn tượng.
Chia sẻ với Reatimes về căn hộ, chị Hằng cho biết, Indochine luôn là một phong cách thiết kế khiến chị mê mẩn và trầm trồ mỗi khi được ngắm nhìn. Một vẻ đẹp mang đầy tính nghệ thuật, trầm mặc và trường tồn với thời gian.
“Khi tôi quyết tâm đưa phong cách này vào tổ ấm của mình, tôi đã phải đắn đo và tốn rất nhiều thời gian và tâm huyết”, chị Hằng chia sẻ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà ở xã hội – “đứa con ghẻ” trên thị trường bất động sản
Chưa bao giờ phân khúc nhà ở xã hội được quan tâm đúng mức dù quỹ đất, cơ chế, chính sách đều đã có. Các doanh nghiệp hầu như không muốn “lao” vào phân khúc này bởi chi phí bỏ ra quá lớn, lợi nhuận thấp. Trong khi đó, người có nhu cầu lại càng khó tiếp cận hơn với giấc mơ có nhà ở.
Dịch Covid-19 lần thứ 4 đã bộc lộ hàng loạt điểm yếu, trong đó vấn đề được dư luận quan tâm là nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp. Dù các hệ thống chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nhà ở đang được hoàn thiện nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở, đa dạng hóa các sản phẩm nhà ở, đáp ứng phần lớn nhu cầu nhà ở của người dân.
Tuy nhiên, trên thực tế nguồn cung – cầu các sản phẩm nhà ở tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM trong vài năm trở lại đây có sự chênh lệch đáng kể, đặc biệt phân khúc căn hộ có giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội. Trong khi nhu cầu mua nhà ở thực nguời dân rất lớn thì nguồn cung lại thiếu hụt trầm trọng, nguồn cung phân khúc căn hộ hạng sang lại đang dư thừa.
Xem thông tin chi tiết tại đây