Nông nghiệp cán đích kỷ lục

Nông nghiệp cán đích kỷ lục

PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển –  Thứ tư, 12/01/2022 16:18 (GMT+7)

Năm 2021, với phương châm thích ứng linh hoạt, ngành nông nghiệp đã đạt được “mục tiêu kép” một cách ngoạn mục, thể hiện vẫn là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, với xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt kỷ lục với 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm trước.

Xuất khẩu tiến sát 50 tỷ USD

Năm qua, đại dịch covid-19 tác động lớn đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt găy các chuỗi cung ứng toàn cẩu và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông lâm thuỷ sản của Việt Nam.

Tuy nhiên, với phương châm thích ứng linh hoạt, vượt thách thức từ “tình huống bất bình thường”, sáng tạo, toàn ngành đã đạt được “mục tiêu kép”, vừa phát triển ngành vừa phòng, chống tốt dịch bệnh, góp phần vào tăng trưởng, phát triển chung kinh tế cả nước, bảo đảm an sinh xã hội…

Theo đó, giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp năm 2021 ước tăng trưởng khoảng 2,85%-2,9%, trong đó nông nghiệp tảng trên 3,18%, lâm nghiệp tăng trên 3,85%, thủy sản tăng trên 1,85%; tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới 68,2%. đặc biệt, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 48,6 tỷ USD, vượt xa mục tiêu 42 tỷ USD mà chính phủ đưa ra.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. ITN

Năm qua, sản lượng lúa đạt trên 43,86 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn. Các loại cây trổng hàng năm, rau quả, cây công nghiệp đều tăng sản lượng, giá tương đối ổn định. Xuất khẩu các sản phẩm như: tiêu, điều, cà phê, gạo, cao su, rau quả… đều cỏ tăng trưởng tốt.

Chăn nuôi chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi khép kín, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, nhiều mô hình chăn nuôi hữu cơ hình thành và đang phổ biến, nhân rộng. Nhờ vậy, đàn gia súc, gia cầm được phục hồi và phát triển, khi đàn lợn ước đạt khoảng 28,0 triệu con, tăng 7,1%; đàn gia cầm đạt khoảng 525 triệu con, tăng 5,8%; đàn bò khoảng 6,5 triệu con…

Theo thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, năm qua, ngành nông nghiệp đã chủ động, linh hoạt thích ứng với diễn biến dịch Covid-19, duy trì sản xuất đảm bảo nguồn cung dồi dào cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Đặc biệt, bộ đã thành lập các tổ công tác phía bắc và phía nam, nhanh chóng vào cuộc hỗ trợ tiêu thụ và lưu thông nông sản ở địa phương, tạo ra một hệ thống gỡ khó thông suốt; củng cố các chuỗi cung ứng nông sản an toàn.

Các tổ công tác đã kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng và các tổ chức vận chuyển hàng hóa nông sản. Hàng nghìn đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm ở phía nam được kết nối, đảm bảo hàng trăm tấn hàng mỗi ngày cho các địa phương bị giãn cách có đủ lương thực, thực phẩm.

 Đặc biệt, sau khi có nghị quyết 128 của Chính phủ, quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch covid-19”, nông nghiệp là ngành có sự phục hồi nhanh chóng. Các nhà máy chế biến nông, thủy sản hoạt động linh hoạt, thích ứng nhanh trong điều kiện ảnh hưởng của dịch Covid-19. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã tăng trưởng trở lại.

Đóng góp vào thành tích xuất khẩu kỷ lục trên, lâm sản chính đạt 15,96 tỷ USD, tăng 20,7% so với năm trước. Đây là nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành và hiệp hội, doanh nghiệp trong việc đàm phán và đạt được thỏa thuận trong cuộc điều tra theo mục 301 của Mỹ về gỗ Việt Nam. Điều này sẽ tạo nền tảng để xuất khẩu đồ gỗ có thể sớm cán đích 20 tỷ USD mà thủ tướng giao cho lĩnh vực này.

Cùng đó, thuỷ sản tưởng chừng như rất khó khăn do dịch Covid-19, nhưng đã có sự phục hồi mạnh mẽ những tháng cuối năm, và đạt con số xuất khẩu gần 9,9 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm trước.

Có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD là gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 14,81 tỷ USD; tôm trên 3,85 tỷ USD; rau quả trên 3,52 tỷ USD; hạt điều 3,66 tỷ USD; gạo trên 3,27 tỷ USD; cao su trên 3,31 tỷ USD

Khắc phục “mù mờ” thông tin

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nên tảng thực hiện các mục tiêu nghị quyết đại hội XIII của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025.

Do vậy, toàn ngành nông nghiệp sẽ tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới nhằm hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

 Theo bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan, từ đại dịch có thể nhìn thấy ngành nông nghiệp với hàng triệu hộ nông dân có thể linh hoạt và năng động hơn, trên từng mảnh vườn, cái ao… vẫn có thể tạo ra giá trị kinh tế, tạo ra bức tranh nông nghiệp tích cực. Sức sống của các hộ nông dân là niềm tin để nông nghiệp – nông dân – nông thôn ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng chỉ ra  rằng, thông tin kết nối thị trường nông sản đang khá “mù mờ”, gần như bỏ ngỏ, người trồng thì cứ trồng, người mua cứ mua; chưa có sự kết nối từ đầu cung với đầu cầu.

Theo bộ trưởng hoan, mù mờ trong trạng thái bình thường đã khó điểu hành, khi có nhiều yếu tố tác động mà càng mù mờ, càng dễ bị đứt gãy, khiến sự điều phối không đúng nơi, đúng chỗ. Do đó, chuyển đổi số trong nông nghiệp là xây dựng cơ sở dữ liệu từ đầu cung cho tới đầu cầu. Thông qua cơ sở dữ liệu đó, bộ NN&PTNT sẽ phát huy vai trò điều phối, tổ chức sản xuất.

Bên cạnh đó, để đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu thì trước hết phải đảm bảo chuỗi cung ứng trong nước. Do đó, trong chương trình phục hồi kinh tế của chính phủ, bộ đã đề xuất và được chấp nhận là việc đầu tư chuỗi cung ứng, logistics nền nông nghiệp, để vừa đảm bảo nền tảng thị trường trong nước, vừa tham gia xuất khẩu chủ động hơn.

Bộ NN&PTNT đang hoàn chỉnh dự thảo chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược vừa kế thừa những thành tựu đã đạt được vừa tổng hợp những quan điểm tiếp cận mới, xu thế mới, giá trị mới phù hợp với bối cảnh mới, xoay quanh 3 trụ cột: “nông nghiệp sinh thái”, “nông thôn hiện đại”, “nông dân thông minh”.

Tư duy phát triển nông nghiệp chuyển từ sản xuất sang kinh tế; từ thiên về năng suất sản lượng sang tích hợp đa giá trị; từ cung ứng những mặt hàng có thể sản xuất sang đáp ứng đa dạng nhu cầu theo chuỗi giá trị hòa nhập với xu thế phát triển của toàn cầu.

“Chúng ta phải tích hợp đa giá trị vào sản phẩm, nhìn nông nghiệp không phải là kỹ thuật hay sản xuất, thậm chí không dừng lại là ngành kinh tế mà là ngành tích hợp cả kinh tế, văn hóa, xã hội”, bộ trưởng Hoan phân tích.

Trên 14.400 doanh nghiệp nông nghiệp

Theo Bộ NN&PTNT, lực lượng DN nông nghiệp ngày càng lớn manh và tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hơn, đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản. Năm 2021, thành lập mới và trở lại hoạt động 1.640 DN, nâng tổng số lên trên 14.400 DN nông nghiệp. Bên cạnh sự đầu tư, phát triển của các CNN nhỏ và vừa, một số tạp đoàn. DN lớn tiếp tục đẩy mạnh đầu tưvào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, như: NAFOODS, TH, DABACO, MASAN, LAVIFOOD, ĐỒNG GIAO… năm 2021 có 6 dự án, cơ sở chế biến vơi tổng mức đầu tư trên 5.000 tỷ đồng được khởi công, khánh thành, đi vào hoạt động; góp phần giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã và đa dạng hàng nông sản, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Gần 5.500 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên

Theo Bộ NN&PTTN, đến nay, trên cả nước, tỷ lệ số xã đạt tiêu chí nông thôn mới 68,2%, số huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới tăng 40 đơn vị; số xã đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới 76%, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao. Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) cũng có tốc độ phát triển mạnh mẽ, phát triển các sản phẩm chủ lực địa phương, thúc đẩy ngành nghề tao việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Đến hết năm 2021, cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố phê duyệt đề án, kế hoạch OCOP cấp tỉnh; 62 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng và công nhận 5.496 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (gấp 1,7 lần 50 với năm 2020).

Những đột phá tạo nên “ mùa vàng”

Tăng trưởng ấn tượng, nhiều kỳ tích trong bối cảnh khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19 bủa vây đã phối nên bức tranh “mùa vàng” cho ngành nông nghiệp năm qua. Tạo nên sự bứt phá ngoạn mục đó, có đóng góp lớn từ công tác chỉ đạo, điều hành và cả những điều kiện được chuẩn bị kỹ nhiều năm qua từ những nhóm ngành hàng chủ lực.

Bám thực tiễn và bài học “ổn nồi cơm”

Thứ trưởng bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nói rằng, ngành nông nghiệp Việt Nam đã vượt qua khó khăn của năm 2021, đặc biệt là giữa muôn vàn trùng khơi do đại dịch Covid-19 một cách ngoạn mục.

Đó không chỉ con số kỷ lục về xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản trên 48,6 tỷ USD, vượt xa con số 42 tỷ USD mà chính phủ giao. Kết quả này cho thấy những nỗ lực rất lớn từ những giọt mồ hôi, sự sáng tạo của bà con nông dân, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và Thủ tướng.

Bên cạnh đó là sự phối hợp nhịp nhàng giữa Bộ NN&PTNT với các địa phương, các bộ ngành và giữa các đơn vị trong bộ với nhau.

Điểm nhấn trong câu chuyện an ninh lương thực giữa đại dịch, có lẽ là sản lượng lúa cả nước năm qua cán đích gần 44 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với năm trước, khiến Việt Nam càng yên tâm hơn với “nồi cơm” của mình.

Theo thứ trưởng Doanh, về lúa gạo, điều đáng nói là diện tích giảm dần theo từng năm, nhường đất cho các lĩnh vực khác như cây ngắn ngày, cây dài ngày, nuôi trồng thủy sản khi có hiệu quả cao hơn, thậm chí sang phi nông nghiệp.

Từ con số hơn 4 triệu ha, sang việc đảm bảo linh hoạt ở 3,5 triệu ha đất lúa. Điều đó nghĩa là, có lúc chuyển đổi nhưng khi cần, Việt Nam phải đảm bảo ít nhất có 3,5 triệu ha này dành cho lúa.

Sản xuất lúa tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên trên 77% để nâng cao giá trị “thương hiệu hạt gạo Việt”. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89% gạo xuất khẩu, đã góp phần nâng giá gạo xuất khẩu bình quân từ 496 USD /tấn năm 2020 lên trên 503 USD/tấn năm 2021.

Thành quả trên do nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến như thủy lợi được cải thiện, bộ giống tốt, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chủ động chuyên dịch mùa vụ ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chẳng hạn, từ kinh nghiệm của đợt hạn mặn lịch sử năm 2015-2016, đến năm 2018 Bộ NN&PTNT đã chủ động tổ chức hội nghị tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để đẩy sớm mùa vụ cho 8 tỉnh ven biển, ứng phó linh hoạt với hạn mặn, đảm bảo năng suất cho toàn vùng một cách hoàn toàn tự nhiên.

Đây là một bài học từ thực tiễn rất giá trị để vận dụng, thay đổi cho phù hợp. Chúng ta bám chắc từng vụ, từng vùng, mỗi đợt lại có một hội nghị để có những chỉ đạo sát nhất với thực tiễn, trên cả các vùng miền.

  Cùng với đó, phải kể đến sự phối hợp của các đơn vị thuộc bộ, điển hình như giữa Cục Trồng trọt, Tổng Cục Thủy Lợi, Cục Bảo vệ thực vật để có thể đưa ra điều hành chính xác, thích hợp theo từng thời điểm. Đơn cử như việc lên phương án tưới cho khu vực cây án quả ở ĐBSCL trong mùa hạn mặn bằng mương nội vườn và ao tích nước.

“Chìa khoá” khoa học và hợp tác quốc tế

Thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã tập trung thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ và ứng dụng KHCN trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị; ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số, thông tin, viễn thông, viễn thám; nâng cao năng lực hệ thống quản lý nghiên cứu, chọn tạo sản xuất giống cây trồng vật nuôi. Năm 2021, ngành đã nghiệm thu và công bố, công nhận 54 giống cây trồng, vật nuôi; 80 tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình kỹ thuật mới…

Chia sẻ về vấn đề này, thứ trưởng Doanh cho rằng, khoa học công nghệ luôn là mũi nhọn trong nông nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn trong một vài năm, sẽ khó nhận ra vai trò của nó, nhưng nếu nhìn theo giai đoạn hiệu quả sẽ rõ ràng hơn.

Như kết quả của ngành lúa gạo, cây ăn quả hay cà phê có được là do thành tựu của khoa học công nghệ, cụ thể là giống, quy trình sản xuất… ngoài ra, sự phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp cũng có phần đóng góp rất lớn của khoa học công nghệ, về sản xuất, chế biến…

“Khi có được sự đồng bộ về khoa học về cả công nghệ, thiết bị cho đến quản trị, quản lý thì các doanh nghiệp sẽ đạt được kết quả tốt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình”, Thứ trưởng Doanh nói.

Theo thứ trưởng Doanh, hiện  vai trò của các Viện nghiên cứu nhà nước vẫn hết sức quan trọng vì đây là nơi nghiên cứu cho tăng lĩnh vực để có được công nghệ lõi, phục vụ cho người dân.

“Chúng ta cần xác định rằng, phải huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả nghiên cứu. Phải có sự kết hợp chặt chẽ, thực chất hơn nữa giữa các Viện và doanh nghiệp. Các đơn vị sẽ cùng nhau đầu tư, cùng nhau khai thác nguồn lực và cùng nhau chia sẻ lợi ích một cách bình đẳng”, thứ trưởng Doanh phân tích và cho rằng: “Giai đoạn tới, sẽ cần có nhiều chính sách, cơ chế đổi mới hơn để tháo gỡ bớt khó khăn cho các Viện. Ngoài ra, các Viện cũng có thể đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Nói về công tác đàm phán quốc tế, mở rộng thị trường nông sản, theo thứ trưởng Doanh, hiện ngành nông nghiệp Việt đã hội nhập sâu rộng. Năm qua, dù do dịch Covtd-19, nhưng chúng ta tích cực phán mở cửa thị trường cho các nông sản với nhiều hình thức. Bộ cũng đã triển khai nhiều.

Phương án để tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại và Việt Nam đang có 2 tham tán nông nghiệp đầu tiên tại các thị trường trọng điểm là châu Âu và Mỹ.

 “Chúng ta phải hiểu rằng càng hội nhập, sự cạnh tranh càng lớn, nhất là hệ thống hàng rào kỹ thuật ở các thị trường khó tính. nhưng với sự thiện chí, rõ ràng của mình, Việt Nam có thể giải quyết được vấn đề này, ví dụ như xử lý vấn đề về gỗ với Mỹ”, thứ trưởng Doanh phân tích.

Ông cũng cho rằng, vị thế và uy tín của chúng ta đã được khẳng định, thậm chí bộ nông nghiệp mỹ (USDA) còn gọi cuộc đàm phán về gỗ của Việt Nam là “điển hình mẫu mực về đàm phán” và đánh giá Việt Nam là đối tác trách nhiệm, đáng tin cậy”. Qua đó, chúng ta càng khẳng định với thế giới rằng Việt Nam có một nền nông nghiệp minh bạch, có trách nhiệm và chất lượng, đáp ứng cho mọi yêu cầu của người tiêu dùng.

Tài liệu tham khảo

  1. Vam Giang “Nông nghiệp cán đích kỷ lục”Tiền Phong số Tết Nhâm Dần
  2. Hương Giang “Những đột phá tạo ra mùa vàng”.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích