Từ vụ án ‘Tịnh thất Bồng Lai’: Góc nhìn pháp luật và hệ luỵ của hành vi loạn luân

Liên quan đến vụ án “Tịnh thất Bồng Lai”, Công an tỉnh Long An đã ra các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Lê Tùng Vân- người đứng đầu “Tịnh thất Bồng Lai” (còn có tên Thiền am bên bờ vũ trụ, ở xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) về các tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân” và “Loạn luân”.

Đặc biệt, tội loạn luân của ông Lê Tùng Vân đang gây phẫn nộ dư luận trong những ngày qua. Về khái niệm, loạn luân có nghĩa là hành vi giao cấu giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, người phạm tội là người biết rõ mối quan hệ nhưng vẫn thực hiện hành vi giao cấu.

Phạt từ 15- 20 năm tù với “tội loạn luân”

Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường- Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư Hà Nội), Điều 184 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp những người trong nhóm của ông Lê Tùng Vân biết rõ có mối quan hệ huyết thống về cùng dòng máu về trực hệ hoặc là anh chị em ruột của nhau, nhưng vẫn có hành vi quan hệ tình dục với nhau thì đây là hành vi loạn luân.

Cơ sở “Tịnh thất Bồng Lai” không được tổ chức Phật giáo công nhận

Trường hợp những người thực hiện hành vi quan hệ tình dục đã từ đủ 16 tuổi thì người vi phạm sẽ phải đối mặt với khung hình phạt có thể lên đến 5 năm tù, theo điều 184 BLHS năm 2015.

Trong quá trình điều tra về tội danh của ông Lê Tùng Vân, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ độ tuổi của những người có cùng dòng máu trực hệ hoặc anh chị em ruột quan hệ tình dục với nhau như thế nào? Việc quan hệ tình dục có tự nguyện hay không?, để từ đó xác định tình tiết loạn luân là định tội danh hay chỉ là tình tiết định khung hình phạt.

Những đứa trẻ ở “Tịnh thất Bồng Lai” từng tham gia các chương trình truyền hình, tự nhận trẻ mồ côi 

Trường hợp hành vi loạn luân diễn ra trái ý muốn, hình phạt có thể từ 7- 15 năm tù, theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 144 BLHS năm 2015 về tội Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện với người dưới 13 tuổi hoặc dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được để hiếp dâm người cùng dòng máu về trực hệ thì sẽ bị xử lý hình sự về tội Hiếp dâm với tình tiết định khung là có tính chất loạn luân, hình phạt sẽ rất nghiêm khắc, có thể đến 20 năm tù.

Hậu quả hôn nhân cận huyết ở trẻ em

Việc thực hiện những hành vi nam nữ giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hay giữa những người có họ trong phạm vi ba đời để lại những hậu quả đáng lo ngại. Theo các tài liệu khảo sát và công bố của các nhà chuyên môn thì mối quan hệ cận huyết là một trong những lý do chính gây bệnh tan máu bẩm sinh – Thalassemia.

Tại Việt Nam, bệnh Thalassemia phổ biến ở các tỉnh miền núi, cao nguyên, và phổ biến hơn ở các dân tộc ít người. Trên thế giới có khoảng 7% dân số mang gen bệnh Thalassemia.

Theo báo Biên phòng, phụ nữ kết hôn cận huyết thống khi sinh con rất dễ bị tử vong, bệnh tật và đứa con sinh ra cũng dễ tử vong. Những đứa trẻ được sinh ra từ cận huyết thống thì có tới 25% khả năng bị bệnh và 50% mang gen bệnh tan máu bẩm sinh di truyền Thalassemia. Nước ta được xếp vào khu vực có nguy cơ cao với hơn 5 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, hơn 20.000 bệnh nhân cần được điều trị.

Trẻ em sinh ra  từ mối quan hệ cận huyết thường mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, bệnh tật di truyền mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời như: bệnh mù màu, bệnh bạch tạng, da vẩy cá, bệnh tan máu bẩm sinh…

Về mặt xã hội, cận huyết gây ảnh hưởng không tốt đến văn hóa, đạo đức gia đình, phá vỡ và làm thui chột giá trị truyền thống văn hóa gia đình tốt đẹp, đồng thời làm giảm sút chất lượng nòi giống.

Không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân của một đứa trẻ nào, mà hôn nhân cận huyết còn “đe doạ” đến sự tồn vong  và phát triển của nhóm cộng đồng và dân tộc.

Nguồn: hoanhap.vn

Bạn cũng có thể thích