FLC Gia Lai – tâm điểm kết nối Tây Nguyên

FLC Gia Lai – tâm điểm kết nối Tây Nguyên

FLC Gia Lai tọa lạc trên trục giao thông huyết mạch cửa ngõ Bắc Tây Nguyên toả đi các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Nơi đây được định vị sẽ trở thành “đại lộ” giao thương kinh tế, du lịch, văn hóa xuyên suốt hành trình kết nối đại ngàn.

Với định hướng kiến tạo đại đô thị du lịch nghỉ dưỡng sinh thái 5 sao khép kín, đồng bộ, hiện đại bậc nhất Tây Nguyên, FLC Gia Lai Golf Club & Luxury Resort (FLC Gia Lai) được chú trọng đầu tư loạt hạng mục lưu trú, nghỉ dưỡng, giải trí tiêu chuẩn quốc tế lần đầu tiên xuất hiện tại vùng đất đại ngàn như: khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị quốc tế, sân golf 36 hố, safari, chuỗi tiện ích giải trí hiện đại và khu nhà ở biệt thự, liền kề thiết kế như resort sang trọng. Dự án hứa hẹn tạo nên một điểm đến all in one cho cả cư dân và du khách, vừa sôi động và tiện nghi, vừa có không gian sinh thái để thư giãn, tận hưởng.

tay nguyen (1)

FLC Gia Lai sở hữu giao lộ vàng

Tâm điểm du lịch giao thương

Được kiến tạo tại vị trí đẹp nhất huyện Đak Đoa, FLC Gia Lai sở hữu tầm nhìn rộng lớn bao quát rừng thông cổ thụ dáng bonsai và đồi cỏ hồng Glar tuyệt đẹp – những thắng cảnh độc nhất vô nhị chỉ có tại Gia Lai. Vị trí đắt giá này được xem là yếu tố “địa lợi” giúp dự án sẽ trở thành tâm điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước khi đến với Gia Lai.

FLC Gia Lai toạ lạc ngay tại tuyến đường lớn Phan Đình Phùng và liền kề Quốc lộ 19, nối liền Gia Lai với Quy Nhơn và các tỉnh Nam Trung Bộ. Đây là trục giao thông xương sống thúc đẩy giao thương, giao lưu du lịch văn hóa giữa các tỉnh Tây Nguyên với khu vực và quốc tế.

Từ dự án chỉ mất 20 – 25 phút di chuyển nhanh chóng vào trung tâm thành phố Pleiku, sân bay Pleiku hay dễ dàng đến các tỉnh lân cận như Đăk Lăk, Quy Nhơn (Bình Định) chỉ trong 3h đồng hồ.

tay nguyen (2)

Biệt thự độc bản – Tôn vinh đẳng cấp chủ nhân

Theo tầm nhìn chung đến năm 2030, thị trấn Đăk Đoa – huyện Đăk Đoa đang được định hướng quy hoạch trở thành đô thị vệ tinh của TP. Pleiku với các lĩnh vực dịch vụ, văn hóa, nhà ở thấp tầng… Do đó với khả năng kết nối linh hoạt, FLC Gia Lai được đánh giá sẽ có nhiều cơ hội bứt phá để trở thành khu vực lõi của “đại lộ” giao thương kết nối mọi hành trình và đón đầu dòng khách du lịch đang ngày càng gia tăng.

Hạ tầng giao thông đồng bộ

Trong bối cảnh này, FLC Gia Lai đang đứng trước triển vọng phát triển dài hạn nhờ hưởng lợi từ hạ tầng giao thông đồng bộ, sức nóng đô thị hoá và tiềm năng tăng giá bất động sản.

Hiện nay, tỉnh Gia Lai đang tiến hành thi công đồng bộ 82 dự án đầu tư công với nhiều công trình trọng điểm nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của tỉnh. Trong đó có nhiều tuyến đường lớn liền kề với dự án FLC Gia Lai đang được triển khai nâng cấp mở rộng.

Đầu tiên phải kể đến các hành lang động lực gồm quốc lộ 19, 25 và 14C đều được nâng cấp, sửa chữa mở rộng. Đáng chú ý, Quốc lộ 19 dài khoảng 143km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định có tổng mức đầu tư lên đến 155,8 triệu USD, dự kiến hoàn thành cuối năm 2023. Đây là tuyến đường lớn liền kề dự án FLC Gia Lai và nằm trong trục giao thông huyết mạch cửa ngõ Tây Nguyên nối Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh với cảng Quy Nhơn.

tay nguyen (3)

Mặt bằng tổng thể dự án FLC Gia Lai với 4 phân khu

Tiếp theo, trong lộ trình nâng cấp hạ tầng giao thông, tuyến đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có tổng số vốn đầu tư dự kiến là 56.000 tỷ đồng. Đây là tuyến đường cao tốc duy nhất được quy hoạch, kết nối khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Đồng thời, cao tốc sẽ giúp Gia Lai trở thành cửa ngõ thuận lợi để Lào – Campuchia tiếp cận biển Đông và kết nối đến khu vực khác.

Khi những tuyến đường này hoàn thiện sẽ đem đến lợi thế cho Gia Lai nhờ tăng cường liên kết vùng theo cả 2 hướng Bắc – Nam và Đông – Tây. Nhờ đó, Gia Lai có thể phát triển mạnh mẽ tuyến du lịch liên vùng 3 tỉnh: Kon Tum – Gia Lai – Đak Lak dọc theo tuyến biên giới hoặc tuyến du lịch rừng – biển để tạo sức bật cho du lịch trong thời gian tới.

Nếu nhịp độ giao thương đường bộ đang tăng mạnh thì bản đồ các đường bay tại Gia Lai cũng có sự xuất hiện của nhiều hãng hàng không lớn. Cùng với đó, lộ trình nâng công suất cảng hàng không Pleiku lên 4 triệu khách/năm vào 2030 sẽ góp phần đẩy mạnh du lịch, kết nối giao thương của Gia Lai ngày càng vươn xa hơn.

Với những hạ tầng được đẩy mạnh đầu tư, FLC Gia Lai đang hưởng lợi lớn từ nhịp sống đô thị và giao thương ngày càng sầm uất của một đô thị đang trên đà phát triển. Sở hữu chuỗi tiện ích đồng bộ tiêu chuẩn quốc tế, nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành nơi an cư nghỉ dưỡng lý tưởng và là “vùng xanh sinh lời” dành cho những nhà đầu tư sành sỏi biết nắm bắt cơ hội hậu đại dịch.

Bạn cũng có thể thích