Ngôi chùa thiêng nghìn năm tuổi án ngữ dưới chân đồi thông ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự có lịch sử hơn 1.000 năm tuổi, chùa tựa lưng vào núi, hai bên là tả “Thanh Long – hữu Bạch Hổ”, bên trong chùa với nhiều cổ vật thiêng liêng, tượng phật độc đáo.

ngoi chua thieng nghin nam tuoi an ngu duoi chan doi thong o ha nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự (chùa Đùng) có lịch sử hơn 1.000 năm tuổi nằm ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm (Hà Nam). Chùa tựa lưng vào núi, hai bên là “tả Thanh Long – hữu Bạch Hổ”, bên trong chùa với nhiều cổ vật thiêng liêng, một dấu ấn của lịch sử Phật giáo Việt Nam (Ảnh: Trọng Trinh).

ngoi chua thieng nghin nam tuoi an ngu duoi chan doi thong o ha nam

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, ngôi chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Một vài năm trở lại đây ngôi chùa đang được tu sửa, nâng cấp khang trang hiện đại nhưng vẫn giữ được nét cổ kính (Trọng Trinh).

ngoi chua thieng nghin nam tuoi an ngu duoi chan doi thong o ha nam

Bức tượng khổng lồ với khuôn mặt dữ tợn án ngữ trước cổng vào ngôi chùa (Ảnh: Trọng Trinh).

ngoi chua thieng nghin nam tuoi an ngu duoi chan doi thong o ha nam

Về kiến trúc, ngôi chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Cả quần thể ngôi chùa nhìn từ xa ẩn mình và được che chở giữa rừng thông (Ảnh: Trọng Trinh).

ngoi chua thieng nghin nam tuoi an ngu duoi chan doi thong o ha nam

Sau hơn 5 năm trùng tu, xây dựng, sư thầy trụ trì Thích Minh Quang cùng phật tử gần xa đã tạo nên một không gian thiền vị qua kiến trúc cảnh quan, hệ thống tượng thờ đặc biệt, tạo nên sự an lạc cho bất kỳ một ai đến thăm (Ảnh: Trọng Trinh).

ngoi chua thieng nghin nam tuoi an ngu duoi chan doi thong o ha nam

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hiện tại chùa không đón khách tham quan lễ phật để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh. Tuy vậy, một vài người với tâm tư muộn phiền trong cuộc sống vẫn tìm đến chùa để giải tỏa (Ảnh: Trọng Trinh).

ngoi chua thieng nghin nam tuoi an ngu duoi chan doi thong o ha nam

Sự khác biệt nằm ở hệ thống tượng thờ bên trong được tạc bằng gốm không nung, nhiều bức tượng có hình hài hung dữ (Ảnh: Trọng Trinh).

ngoi chua thieng nghin nam tuoi an ngu duoi chan doi thong o ha nam

Quần thể chùa hiện có gần 20 điểm dừng chân khác nhau trên con đường lên tới đỉnh núi và vẫn đang trong quá trình xây dựng, nâng cấp (Ảnh: Trọng Trinh).

ngoi chua thieng nghin nam tuoi an ngu duoi chan doi thong o ha nam

Ngôi chùa vừa có kiến trúc đẹp, vừa gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp đến đây lễ chùa đều cảm nhận thấy (Ảnh: Trọng Trinh).

ngoi chua thieng nghin nam tuoi an ngu duoi chan doi thong o ha nam

Hệ thống mái chùa nhiều lớp với mái ngói đặc trưng, tạo hình rồng phượng nguy nga (Ảnh: Trọng Trinh).

ngoi chua thieng nghin nam tuoi an ngu duoi chan doi thong o ha nam

Ao nằm cạnh khu tam quan của chùa, ở đây có vịt ta, vịt trời và nhiều loại chim sinh sống tạo ra một không gian thanh tịnh nhưng gắn liền với thiên nhiên (Ảnh: Trọng Trinh).

ngoi chua thieng nghin nam tuoi an ngu duoi chan doi thong o ha nam

Thêm một điều đặc biệt của ngôi chùa đó là phần sân chùa được trải đá màu trắng, lối đi kê đá màu xanh, một sự khác biệt hẳn với những ngôi chùa khác ở Việt Nam (Ảnh: Trọng Trinh).

ngoi chua thieng nghin nam tuoi an ngu duoi chan doi thong o ha nam

Đại đức Thích Minh Quang, Trụ trì chùa Địa Tạng Phi Lai tiết lộ, với thông điệp mỗi lần gọi tên là một lần đánh thức bản nguyện của Bồ Tát trong chính mỗi con người, biết lựa chọn cách nghĩ cho người và lối sống vì mọi người. Chính bởi lẽ đó, chùa mới có tên là Địa Tạng Phi Lai Tự (Ảnh: Trọng Trinh).

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích