Chữa căn bệnh thời hiện đại – gù lưng cổ rùa do “nghiện” smartphone

Căn bệnh do nghiện smartphone

Smartphone là thiết bị vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối không tốt cho sức khỏe. Trong đó, gù lưng cổ rùa là một trong những bệnh thường gặp. Nguyên nhân và cách chữa bệnh gù lưng cổ rùa như thế nào? Làm thế nào để chủ động phòng tránh gù lưng cổ rùa?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, cột sống của con người chia làm 4 đoạn khác nhau, gồm đốt sống cổ, đốt sống ngực, đốt sống thắt lưng và xương cụt. Mỗi đoạn đều có độ cong khác nhau giúp cho việc vận động, di chuyển trở nên linh hoạt. Tuy nhiên, vì một số lý do mà cột sống có thể bị biến dạng, cong vẹo so với bình thường.

Gù lưng cổ rùa là tình trạng cột sống bị biến dạng do ít nhất 3 đốt sống liên tiếp có góc gù ≥ 5 độ gây nên. Lúc này, đốt sống ngực có xu hướng cong về phía sau, còn đốt sống cổ khom gù về phía trước, khiến cột sống bị cong quá mức. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ.

Ảnh 1-Gù lưng cổ rùa (1)
 Gù lưng cổ rùa

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây gù lưng cổ rùa

Khi bị bệnh gù lưng cổ rùa, người bệnh thường có những dấu hiệu điển hình như: Khó đứng thẳng, lưng gù, đầu cổ khom về phía trước. Thấy rõ khi nhìn nghiêng từ bên hông. Xuất hiện tình trạng đau lưng, tiến triển ngày càng nặng. Chiều cao giảm xuống do đốt sống bị gù. Di chuyển, vận động không được linh hoạt.

Nguyên nhân chủ yếu gây chứng gù lưng cổ rùa là do sai tư thế khi ngồi làm việc hoặc thư giãn. Nhiều người có thói quen cúi đầu lướt điện thoại trong nhiều giờ liền khiến cột sống cổ bị cong về phía trước. Lâu ngày dẫn đến tình trạng gù lưng cổ rùa.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ cúi đầu tỷ lệ thuận với sức nặng mà cổ phải gánh chịu. Ở tư thế bình thường, cổ chỉ phải chịu sức nặng của đầu khoảng 4-5 – 5,5kg, và chúng phân bố đều lên cổ và vai. Nếu càng cúi đầu thì càng áp lực lên đốt sống cổ. Khi cúi đầu về phía trước 15 độ, thì đốt sống cổ phải chịu sức nặng của đầu là khoảng 15kg. Khi cúi đầu 30 độ thì đốt sống cổ phải chịu sức nặng 18kg. Và ở 60 độ thì sức nặng tăng lên 27kg. Vì vậy, cúi đầu càng nhiều trong thời gian càng dài thì nguy cơ mắc chứng gù lưng gù lưng cổ rùa càng tăng.

Ngoài ra, gù lưng cổ rùa còn do một số nguyên nhân khác, như các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, thoái hóa đĩa đệm, ung thư cột sống…, do dị tật bẩm sinh, hoặc do tư thế đi đứng không thẳng lưng, thường xuyên thõng vai.

Ảnh 2- Sử dụng smartphone không đúng tư thế là nguyên nhân
 Sử dụng smartphone không đúng tư thế là nguyên nhân

Biến chứng khi không chữa gù lưng cổ rùa kịp thời

Bệnh gù lưng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ Paul – Giám đốc phòng khám trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare chỉ ra 4 biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe:

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Khi bị gù lưng cổ rùa, cấu trúc đốt sống vùng cổ, ngực bị thay đổi. Lâu dần gây biến dạng lồng ngực, chèn ép lên các cơ quan xung quanh như tim, phổi… Điều này cản trở đến sự hô hấp và tuần hoàn máu, khiến người bệnh cảm thấy khó thở nghiêm trọng.

Hạn chế sự vận động

Gù lưng cổ rùa khiến chức năng của cột sống bị ảnh hưởng. Cột sống không còn linh hoạt, khả năng chịu lực giảm đi. Từ đó hạn chế khả năng vận động của cơ thể. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi vận động mạnh hoặc làm việc tay chân nặng nhọc. Về sau, người bệnh sẽ gặp khó khăn ngay cả với những hoạt động đơn giản nhất, như đi bộ, đứng lên, ngồi xuống, nằm xuống giường… Điều này ảnh không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, mà còn ảnh hưởng đến công việc và thu nhập do giảm năng suất lao động.

Ảnh hưởng đến tiêu hóa

Không chỉ có tim, phổi, mà đường tiêu hóa cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng khi bị gù lưng. Việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn hơn. Đồng thời chứng trào ngược dạ dày cũng xảy ra nhiều hơn.

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chứng gù lưng cổ rùa còn ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ. Những người bị gù lưng thường có cảm giác mặc cảm, tự ti với tư thế, dáng người bất thường của mình, nhất là phái nữ, thanh niên. Điều này khiến họ thường xuyên cô lập với những người xung quanh. Nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng tự kỷ, trầm cảm.

Chữa gù lưng cổ rùa thế nào thì an toàn – hiệu quả?

Theo bác sĩ Paul – Giám đốc phòng khám trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare, nếu phát hiện sớm và áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp, thì chứng gù lưng cổ rùa có thể được chữa khỏi. Để chữa gù lưng cổ rùa, có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, như áp dụng bài tập hỗ trợ tại nhà, điều trị nắn chỉnh cột sống…, tùy vào mức độ nặng nhẹ để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Bác sĩ Paul đưa lời khuyên, nếu bị gù lưng ở mức độ nhẹ, giai đoạn đầu, thì người bệnh có thể áp dụng một số bài tập sau đây để khắc phục.

  • Bài tập 1: Hít thở

Ngồi trên ghế, cách bàn một khoảng bằng cánh tay. Đặt hai tay vươn thẳng đặt úp trên mặt bàn. Cúi đầu xuống giữa hai cánh tay, đồng thời thở ra. Sau đó hít vào và ngửa đầu lên sao cho cằm hướng lên trên. Tiếp tục cúi đầu và lặp lại các động tác trên nhiều lần.

  • Bài tập 2: Xoay người

Ngồi yên trên ghế, đặt tay phải cố định lên cạnh bàn hoặc mặt bàn. Tay trái đặt lên ngực. Hít vào đồng thời từ từ xoay người về phía sau. Sau đó thở ra và xoay người về trị trí ban đầu. Lặp lại động tác nhiều lần, sau đó đổi bên.

  • Bài tập 3: Gập ngực

Ngồi yên trên ghế, gác mắt cá chân trái lên chân phải. Hai tay giữ cẳng chân và đè đầu gối xuống. Từ từ gập ngực sát vào chân đồng thời thở ra. Sau đó hít vào và ngửa người lên. Lặp lại tương tự với bên chân còn lại.

Điều trị bằng Trị liệu nắn chỉnh cột sống

Trị liệu nắn chỉnh cột sống được bác sĩ Paul – Giám đốc phòng khám trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare khẳng định là giải pháp an toàn và hiệu quả để chữa gù lưng cổ rùa. Kỹ thuật viên sẽ dùng một lực bằng tay phù hợp để tác động lên vùng đốt sống bị gù, đưa cột sống về vị trí ban đầu, trả lại độ cong tự nhiên cho cột sống.

Việc nắn chỉnh cột sống không chỉ giúp khôi phục cấu trúc cột sống về trạng thái ban đầu, mà còn tăng độ linh hoạt cho khớp cổ, giúp giảm đau hiệu quả. Đồng thời góp phần điều chỉnh lại tư thế, vóc dáng, cải thiện tình trạng gù lưng cổ rùa một cách hiệu quả.

Ảnh 3- Nắn chỉnh cột sống đưa cột sống về vị trí ban đầu (1)
Nắn chỉnh cột sống đưa cột sống về vị trí ban đầu 

Bác sĩ Paul cũng lưu ý thêm về cách phòng ngừa gù lưng cổ rùa. Theo bác sĩ cần điều chỉnh thói quen ngồi sai tư thế khi học tập, thư giãn. Nếu xem smartphone thì nên để điện thoại ngang tầm mắt, ngồi thẳng lưng, không cúi đầu. Khi đi đứng cần giữ tư thế thẳng lưng, không thõng hai vai xuống. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Trong giờ làm việc nên dành ra vài phút để vận động giúp cột sống linh hoạt, ngăn chặn các vấn đề về lưng. Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như trứng, sữa, hải sản… để xương luôn chắc khỏe.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích