Bất động sản 24h: Kịch bản chuyển động thị trường bất động sản trong năm 2022
Kịch bản chuyển động thị trường bất động sản trong năm 2022
Thị trường bất động sản nhà ở kỳ vọng được phục hồi từ năm 2022 và có sự chuyển động gia tăng nhờ một số yếu tố. Tác động tích cực chính là nguồn cầu được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trên diện rộng trong năm.
Cùng đó, lãi suất vay mua nhà thấp sẽ giúp củng cố quyết định mua nhà. Đặc biệt, nguồn cung mới sẽ hồi phục ấn tượng nhờ nới lỏng pháp lý. Bước chuyển động của thị trường bất động sản 2022 vẫn được các nhà đầu tư hồi hộp dự báo.
Một trong những thuận lợi của thị trường bất động sản năm 2022 chính là lĩnh vực này được dự báo trở thành “vùng trũng” hút dòng tiền đầu tư. Nhiều người tin tưởng bất động sản vẫn là kênh giữ tiền, tránh lạm phát và mất giá.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Kiểm soát dòng tiền đầu cơ vào đất
Sự tăng trưởng nóng của bất động sản, chứng khoán có thể làm gián đoạn dòng tiền chảy vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Các chuyên gia nhận định, trong năm 2021, khi dịch bệnh Covid-19 tác động nặng nề đến thị trường khiến các doanh nghiệp vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn, buộc lòng phải chấp nhận chuyển nhượng lại các dự án để gồng gánh lãi ngân hàng.
Trong khi đó, việc huy động vốn của doanh nghiệp lớn thông qua kênh trái phiếu lại có nhiều lợi thế đối với các ông lớn với tiềm lực mạnh. Do đó, đây là kênh ưa thích và chủ đạo để doanh nghiệp huy động vốn mở rộng quy mô, tăng vốn đi mua bán sáp nhập, mở rộng quỹ đất.
Nhận định nguy cơ tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đại diện Ngân hàng Nhà nước mới đây cũng cho biết dòng tiền chảy mạnh vào bất động sản hay chứng khoán là vấn đề không đơn giản trong tình hình hiện nay.
Về phía Bộ Xây dựng cũng lên tiếng cảnh báo về sức nóng của dòng tín dụng chảy vào thị trường địa ốc và yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tránh rủi ro kép, ngăn chặn việc sử dụng nguồn vốn cho vay sản xuất, tiêu dùng vào đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Năm 2021: Thu hút FDI vẫn là điểm sáng
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) mới công bố, tính đến ngày 20/12/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, cả vốn đăng ký mới và vốn điều chỉnh đều tăng so với cùng kỳ. Góp vốn mua cổ phần tuy vẫn giảm song mức giảm đã cải thiện rất nhiều so với các tháng trước. Cụ thể, có 1.738 dự án mới được cấ giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt trên 15,2 tỷ USD (tăng 4,1% so với cùng kỳ); Có 985 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD (tăng 40,5% so với cùng kỳ); Có 3.797 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 38,2%), tổng giá trị vốn góp đạt gần 6,9 tỷ USD (giảm 7,7% so với cùng kỳ).
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ hai là ngành sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đầu tư hơn 5,7 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với hơn 2,6 tỷ USD.
Xem thông tin chi tiết tại đây
“Kịch bản” nào cho thị trường đất nền trước và sau Tết Nguyên đán?
Theo quan sát của DKRA Việt Nam, ngay khi dịch được kiểm soát, thị trường bất động sản đã nhanh chóng hoạt động ổn định trở lại. Đối với phân khúc đất nền dự án tại TP.HCM và 5 tỉnh giáp ranh (gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và Long An) có khoảng 700 nền đất được đưa ra thị trường, với tỷ lệ tiêu thụ khoảng 55%. Trong khi tháng 10, chỉ có khoảng 650 nền và tiêu thụ chỉ khoảng 1/3.
Thị trường đất nền lẻ trong dân cũng sôi động tại nhiều địa phương khác, từ Bắc vào Nam như Hòa Bình, Thái Nguyên, Huế, Tây Ninh, Lâm Đồng…
Các chuyên gia đều nhận định, khi các hoạt động kinh tế – xã hội được khôi phục, thì bất động sản – đặc biệt là phân khúc đất nền luôn luôn có phản ứng nhanh nhất với thị trường. Điều này cho thấy, sức mua còn rất lớn tuy nhiên khó xảy ra tình trạng sốt đất vì thị trường đã cẩn trọng hơn trước đó.
Xem thông tin chi tiết tại đây
10 sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản 2021
Khi dịch Covid-19 đã, đang và vẫn đang tác động tiêu cực đến thị trường thì việc áp dụng công nghệ, chuyển đổi số được xem là giải pháp cần thiết giúp thị trường bất động sản phát triển linh hoạt và bền vững.
Thực tế, trước đó, bất động sản là lĩnh vực có những bước chuyển đổi số khá chậm so với các lĩnh vực khác, một phần là do phần lớn các thông tin thị trường không được công bố rộng rãi và lưu trữ theo quy trình đồng bộ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh, các giải pháp đột phá từ những doanh nghiệp bất động sản đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành bất động sản. Những mô hình, sản phẩm, dịch vụ và giải pháp mới được xây dựng dựa trên công nghệ đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết tại đây