Bất động sản 24h: Nguồn cung tăng có giúp giảm giá nhà Hà Nội?
Nguồn cung tăng có giúp giảm giá nhà Hà Nội?
Nhiều dự báo giá nhà tại Hà Nội sẽ tiếp tục đà tăng trong các năm tới dù nguồn cung được khơi thông.
Thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, tính đến cuối năm đã có tới 64 dự án nhận được quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ bản xong giải phóng mặt bằng, đang chuẩn bị thi công xây dựng. Với 12 dự án còn lại đang được rà soát, điều chỉnh tiến độ đã phê duyệt, cơ bản xong giải phóng mặt bằng, chuẩn bị hoặc đang thi công.
Đối với 57 dự án nhà ở xã hội, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết hiện có 43 dự án dành cho người thu nhập thấp, cung cấp khoảng 3,57 triệu m2 sàn nhà ở, 9 dự án nhà ở dành cho công nhân, lao động tại các khu công nghiệp, cung cấp khoảng 0,57 triệu m2 sàn nhà ở và 5 dự án khu nhà ở xã hội tập trung cung cấp khoảng 2,5 triệu m2 sàn nhà ở.
Sở này cũng thông tin, để thúc đẩy việc sớm xây dựng, hoàn thành các dự án, thành phố cũng kiến nghị Bộ Xây dựng rà soát kỹ lưỡng các thủ tục hành chính và cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư, quy hoạch kiến trúc, quản lý đất đai, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy hoạch và các chủ đầu tư triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dự báo lạm phát trong năm 2022, động thái của các nhà đầu tư bất động sản ra sao?
Thời gian qua, những thông tin về tỷ lệ lạm phát tăng cao đã được nhiều chuyên gia nhắc đến. Theo đó, bất động sản cũng được nói đến như một kỳ vọng về kênh đầu tư an toàn trước lạm phát.
Tại chương trình “Có hẹn với chuyên gia bất động sản” mới đây, ông Huỳnh Phước Nghĩa – Phó Viện trưởng Viện Đổi mới sáng tạo, Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, chắc chắn đã có những dấu hiệu chỉ báo về lạm phát, ảnh hưởng đến kinh tế trong năm 2022. Tuy nhiên, do Việt Nam đang có bước điều chỉnh cách tính “rổ lạm phát”, chưa dùng phương pháp dữ liệu lớn nên một số vấn đề lạm phát thực tế chưa đạt được độ “real time”.
Xét về những biểu hiện mang tính kinh tế vĩ mô, Nhà nước đã bắt đầu xử lý tín hiệu lạm phát như: Siết dòng tiền ở một số lĩnh vực đầu tư từ ngân hàng; ưu tiên bơm tiền vào nền kinh tế trong đó xem xét phục hồi nền kinh tế ở một số lĩnh vực trọng yếu; xử lý những đứt gãy chuỗi cung ứng và nguyên liệu trong vấn đề phục hồi sản xuất, chi phí đầu vào tăng mạnh, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng. Xa hơn nữa có thể là việc điều chỉnh lãi suất cho vay.
Xem thông tin chi tiết tại đây
“Sốt đất” cuối năm: Chiếc bẫy luôn chờ… sập!
Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nền kinh tế đối mặt nhiều khó khăn, thách thức song bất động sản vẫn nhận được sự quan tâm lớn của thị trường. Đặc biệt, sau mỗi đợt dịch, mức độ quan tâm đối với bất động sản luôn tăng mạnh khiến nhiều tỉnh, thành trên cả nước xuất hiện các cơn sốt đất.
Đơn cử như đợt tái bùng phát Covid-19 lần thứ 4 vừa qua, sau nhiều tháng diễn biến phức tạp, từ tháng 10/2021, tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin tăng cao, dịch từng bước được kiểm soát, thị trường bất động sản dần “nóng” lên thì các cơn sốt đất lại có dấu hiệu quay trở lại.
Tuy nhiên, điều đáng nói là những cơn sốt lần này không diễn ra tại các thành phố lớn theo đúng sức nóng của thị trường mà hầu hết diễn ra ở các vùng ven, các địa phương còn kém phát triển. Điều này đã và đang đặt ra nhiều lo ngại về hiện tượng sốt đất ảo do các nhà đầu cơ “thổi giá” nhằm “tạo sóng” trên thị trường.
Để làm rõ câu chuyện này cũng như đưa ra những lời khuyên hữu ích cho nhà đầu tư, Reatimes đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo bất động sản.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản du lịch và kỳ vọng “lên hương“ nhờ những xu hướng mới hậu Covid-19
Bối cảnh mới đặt ra cho bất động sản du lịch phải có sự thay đổi về tư duy phát triển, đồng thời nhanh chóng hoàn thiện các cơ chế, chính sách để phát triển bứt phá trong thời gian tới.
Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, 3 quý đầu năm 2021, có khoảng 10.000 sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng được chào bán, tỷ lệ hấp thụ lên đến 30 – 40%. Đây được coi là tỷ lệ khá cao trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp.
Các chuyên gia đánh giá, sang đầu năm 2022, thị trường bất động sản du lịch sẽ khởi sắc hơn nhờ những nhu cầu mới xuất hiện trên thị trường. Đây cũng sẽ tiếp tục là thị trường hút dòng vốn đầu tư dài hạn với những sản phẩm bài bản, đồng bộ của các nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, những khó khăn trên thị trường vẫn tồn tại, đặc biệt liên quan đến vấn đề pháp lý, thủ tục khiến tiến độ nhiều dự án bị đình trệ, gây lãng phí nguồn lực, đồng thời tại không ít dự án, mức độ rủi ro vẫn cao do chưa làm rõ được hình thức sở hữu, ảnh hưởng đến các giao dịch mua bán trên thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Biến động giá nhà 2021: Tăng và tăng…
Năm 2021, thị trường bất động sản xuất hiện nhiều căn hộ, dự án có giá cao kỷ lục. Đáng chú ý, có cả hiện tượng chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại giá vừa túi tiền “đẩy giá” lên thành nhà trung cấp.
Nhu cầu nhà ở lớn trong khi nguồn cung quỹ đất ngày một hạn hẹp cùng với những tác động tiêu cực sau mỗi đợt “sốt nóng” đã đẩy giá bất động sản ở các thành phố liên tục tăng cao.
Ngay cả trong thời điểm dịch bệnh kéo dài, giá bất động sản cũng không hề có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí còn tăng không ngừng qua các kỳ thống kê. Nhiều căn hộ giá kỷ lục xuất hiện.
Thực tế đó khiến giấc mơ mua nhà, an cư lạc nghiệp của người thu nhập trung bình và thấp ngày một xa vời…
Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, kể từ năm 2014 đến nay, giá bất động sản liên tục tăng, với mức tăng bình quân hàng năm là trên 10%/năm. Thậm chí, nhiều dự án có thể tăng trên 20%/năm.
Xem thông tin chi tiết tại đây