Bất động sản 24h: Giá chung cư Hà Nội sốt nóng
Giá chung cư Hà Nội sốt nóng
Căn hộ có mức giá dưới 20 triệu đồng/m2 gần như biến mất, số lượng dự án mới đếm ra cũng chưa đầy một bàn tay và đều ở xa trung tâm…, điều này khiến giá nhà chung cư tại Hà Nội trở nên “sốt nóng” những ngày cuối năm.
Ghi nhận của phóng viên tại nhiều đơn vị tư vấn, môi giới bất động sản cho thấy, trong khi nguồn cung ở TP.HCM có dấu hiệu cải thiện ngay khi kết thúc giãn cách xã hội, khi một loạt dự án mới bắt đầu mở bán với lượng cung lên tới hàng ngàn căn hộ, thì Hà Nội chỉ ghi nhận một vài dự án mới được mở bán kể từ đầu tháng 11/2021, chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Nam Thủ đô và số lượng căn hộ đưa ra thị trường cũng rất ít ỏi, chỉ 300 – 400 sản phẩm/dự án. Đáng chú ý, các sản phẩm chào bán đều thuộc phân khúc trung cấp với mức giá dao động từ 30 – 40 triệu đồng/m2 trở lên, trong khi sản phẩm có giá khoảng 20 triệu đồng/m2 vắng bóng trên thị trường.
Báo cáo mới nhất của Batdongsan.com.vn cũng cho thấy, thời gian qua, mức độ quan tâm tới sản phẩm chung cư đều tăng ở tất cả các phân khúc, trong đó phân khúc bình dân tăng cao nhất, với mức tăng 43% trong tháng 11 so với tháng trước đó. Tuy nhiên, lượng dự án căn hộ thương mại có mức giá trung bình dưới 25 triệu đồng/m2 trên thị trường Hà Nội vô cùng khan hiếm.
Việc giá nhà tăng cao một phần xuất phát từ tình trạng doanh nghiệp thu gom lượng lớn đất đai để phát triển dự án, nhưng thực chất chỉ phát triển có lệ nhằm mục đích “găm giữ” đất chờ giá tăng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhận diện những chuyển biến tích cực của thị trường bất động sản cuối năm 2021
Sau nới lỏng giãn cách xã hội, trong điều kiện thích ứng an toàn với dịch bệnh, độ phủ vắc-xin tại các địa phương ngày càng cao, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực trong giai đoạn cuối năm.
Khi các doanh nghiệp được tôi luyện qua cuộc sàng lọc Covid -19 với những bước đi vững chãi hơn cũng là động lực mới giúp thị trường bất động sản hứa hẹn sẽ chuyển mình đầy mới mẻ trong thời gian tới.
Đặc biệt, từ tháng 10/2021, nhiều thành phố lớn và địa phương trên cả nước hoàn thành cơ bản tiêm vắc-xin Covid-19 cho đối tượng từ 18 tuổi, cùng với việc cách ly người lây nhiễm đã tạo ra nhiều vùng xanh an toàn, kích hoạt trở lại các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế, là tiền đề để bất động sản tái khởi động vào dịp cuối năm.
Cuối năm 2021 cũng sẽ xuất hiện xu hướng nhà đầu tư cá mập “găm hàng”, do thị trường đang nhận được trợ lực bởi nhiều dòng vốn mạnh. Theo các chuyên gia, giá bất động sản xuất hiện “sóng ngầm” sôi động tại các “tọa độ” mới.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Liệu xuất hiện tình trạng “làm giá, thổi giá” BĐS vào đầu năm 2022?
Những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản cuối năm 2021, đang gây những lo ngại về cơn sốt đất cục bộ vào đầu năm 2022. Hệ luỵ của những cơn sốt đất là việc bất động sản bị “thổi giá, làm giá”, khiến giá bất động sản tăng ảo.
Theo các chuyên gia, sốt đất là hiện tượng được lặp đi lặp lại trên thị trường bất động sản. Những nhà đầu tư kiếm tiền trong cơn sốt đất là chính đáng, nhưng việc “thổi giá, làm giá” khiến giá bất động sản tăng liên tục, tăng bất thường dẫn đến những hệ luỵ lâu dài cho thị trường, cho địa phương nơi có sốt đất.
Hệ luỵ của các cơn sốt đất đã thấy rõ những nă qua. Đầu tiên việc giá đất tăng chóng mặt đã hút nguồn lực lớn của cả nước vào vòng xoáy này, làm giảm đầu tư vào sản xuất, kinh doanh ở nhiều ngành, lĩnh vực khác. Nhiều loại tài nguyên trên đất đai bị xâm phạm, chuyển đổi chức năng không phù hợp quy định pháp luật. Điều này làm lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng phát triển kinh tế, thậm chí gây bất ổn cho địa phương tại những khu vực đó.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quản lý, vận hành toà nhà tốt giúp gia tăng giá trị dự án bất động sản
Quản lý vận hành tòa nhà chung cư xưa nay luôn là vấn đề vô cùng quan trọng trong khâu phát triển dự án bởi nó gắn liền với uy tín thương hiệu của các chủ đầu tư và doanh nghiệp bất động sản. Sự hài lòng của cư dân không chỉ làm tăng giá trị bất động sản mà còn có thể nâng cao giá trị thương hiệu cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý vận hành bất động sản không được chủ đầu tư chú tâm nhiều, bởi để có thể đảm bảo vận hành chỉn chu mỗi một dự án lớn như vậy thì yêu cầu rất nhiều yếu tố, từ vấn đề vệ sinh môi trường tới công tác kỹ thuật, hệ thống thông tin giám sát…
Các chủ đầu tư tạo ra dự án, xây dựng và hoàn thiện lớp vỏ bên ngoài, nhưng chỉ có một số rất ít nuôi dưỡng được và vận hành nó đến nơi đến chốn. Hậu quả là dẫn đến hàng năm, các đơn vị quản lý vận hành, chủ đầu tư và ban quản trị đều phải đau đầu vì hàng loạt tranh chấp xảy ra, cụ thể là: Thiếu minh bạch về mặt chi phí, không xây dựng đúng thiết kế như đã cam kết, cắt xén diện tích xây dựng hay thiếu tiện ích công cộng tại dự án… Vậy thì thay vì tốn chi phí, thời gian để xử lý khủng hoảng, tại sao không ngăn chặn ngay từ đầu?
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhiều “sổ đỏ” trong đường dây làm giả con dấu, tài liệu quy mô cực lớn
Đường dây bị triệt phá cùng ít nhất 6 trong hàng chục nghi can làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, trong đó có nhiều “sổ đỏ”, vừa bị Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế bắt khẩn cấp để điều tra.
Thông tin ban đầu, chuyên án được Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế lập sau khi phát hiện những đầu mối, thông tin về đường dây làm giả giấy tờ, hồ sơ tài liệu… này, trong đó từ tháng 4/2021 đến nay, nhiều đối tượng đã sử dụng tài khoản Facebook, Zalo ảo để rao bán các loại bằng cấp, giấy tờ, tài liệu giả của các tổ chức, cơ quan Nhà nước trên toàn quốc…
Sau khi thành lập Ban chuyên án, các lực lượng trinh sát, cán bộ công an đã tập trung điều tra, phát hiện đường dây tội phạm này hoạt động rất tinh vi, sử dụng nhiều thủ đoạn để che giấu hành vi phạm tội. Đặc biệt các đối tượng là nghi can sống ở nhiều tỉnh thành khác nhau như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi…
Xem thông tin chi tiết tại đây